Tiến độ thả giống tôm chậm

Vụ tôm sú 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng người dân ở Trà Vinh, Bến Tre vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và đã cạn vốn.

vu tom tra vinh
Ao nuôi tôm công nghiệp ở vùng Duyên Hải, Trà Vinh thời điểm này vẫn còn phơi trơ đáy

Theo Chi cục Thủy sản Bến Tre đến thời điểm này toàn tỉnh chỉ mới thả nuôi khoảng 1.500 ha, chủ yếu là tôm quảng canh, còn diện tích thả nuôi tôm công nghiệp thì rất ít.

Ông Trần Hoàng Lâm, PCT UBND xã Thạnh Trị (Bình Đại, Bến Tre) nói: Con tôm đã làm cuộc sống của người dân càng lúc càng khó khăn hơn. Lịch thời vụ thả nuôi tôm 2013 cho phép từ 15/2/2013 nhưng đến nay toàn xã mới chỉ có khoảng 15%/tổng số 600 ha thả nuôi. Trong số khoảng 100 ha thả nuôi đã có 20% bị thiệt hại. Bà con đang rất ngán ngại thả nuôi một phần sợ xảy ra dịch bệnh, một phần do thiếu vốn SX. Hiện tại 90% sổ đỏ của bà con đã nằm trong ngân hàng nên không thể vay thêm.

Ở tỉnh Trà Vinh mùa vụ cũng rất trầm lắng. Ông Nguyễn Văn Tài, PCT UBND xã Mỹ Long Nam (Cầu Ngang, Trà Vinh) nói: Thời tiết năm nay rất phức tạp, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhiều, cộng với tình hình dịch bệnh tiếp tục làm thiệt hại tôm nuôi nên bà con không dám thả giống. Đến thời điểm này đã hết thời gian xuống giống đợt 1 mà toàn xã chỉ mới có khoảng 40 hộ, chiếm 2 - 3% diện tích. Cùng thời gian này năm trước bà con đã thả nuôi trên 50% diện tích trong toàn xã.

Ở xã Hiệp Mỹ Đông (Cầu Ngang) cũng rất thận trọng, nên tới thời điểm này toàn xã chỉ mới có khoảng 10% diện tích thả tôm nuôi. Trước tình hình trên, Phòng NN-PTNT huyện đã mở nhiều cuộc tập huấn để bà con nắm bắt thông tin kỹ thuật, diễn biến thời tiết và dịch bệnh mà thận trọng trong việc thả tôm nuôi.

Ông Trần Văn Hòa, Trưởng ban Nhân dân ấp Đồng Cò, xã Hiệp Mỹ Đông (Cầu Ngang) nói: Do thất bại năm rồi nên bà con không còn vốn để cải tạo kỹ ao nuôi. Nguồn vốn của bà con đã cạn kiệt, ngân hàng chưa mở “hầu bao” cho dân vay vốn, nên đến thời điểm này việc cải tạo ao hồ, chuẩn bị cho vụ tôm mới chẳng được bao nhiêu. Có một số bà con không tiền, phải chạy đi vay mượn bên ngoài về mua tôm giống thả nuôi.

Ông Nguyễn Văn Đỉnh, người nuôi tôm ở ấp Đồng Cò, xã Hiệp Mỹ Đông chia sẻ: Do năm rồi thất bại nên năm nay bà con cũng ngán, cũng sợ, vả lại nước năm nay chưa đủ độ mặn nên không dám thả tôm nuôi, cộng với thời tiết thay đổi liên tục, dịch bệnh chưa có dấu hiệu lắng đọng.

Kỹ sư Nguyễn Thái Hòa, Trưởng phòng Quản lý NTTS (Chi cục NTTS Trà Vinh) cho biết: Đến thời điểm này, bà con mới thả được khoảng 25% diện tích nuôi tôm của tỉnh. Do năm 2012, giá tôm biến động và dịch bệnh gây thiệt hại nặng đã làm cho bà con có tâm lý e ngại. Bước đầu bà con thả nuôi thử một vài ao để theo dõi tình hình rồi có kế hoạch thả nuôi trong thời gian tới.

Chi cục khuyến cáo bà con nuôi tôm nên tuân thủ tốt các quy trình kỹ thuật đã khuyến cáo trước đây, không nên sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn có nguồn gốc thuốc BVTV. Song song đó nên dành 1 phần diện tích đất làm ao trữ - lắng để cung cấp nước trong quá trình nuôi và mật độ thả nuôi thấp hơn mọi năm từ 12 - 15 con/m2 để giảm chi phí đầu tư, giảm áp lực về mầm bệnh.

Theo thống kê của Chi cục NTTS Trà Vinh: Đến thời điểm này toàn tỉnh có hơn 11.000 hộ thả tôm nuôi khoảng 13.000 ha, chủ yếu ở huyện Duyên Hải nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến nhưng đã có hơn 362,5 ha bị thiệt hại. Tôm chân trắng thiệt hại hơn 95,67 ha. Nguyên nhân do thả trước lịch thời vụ, môi trường biến động, tôm chết ở giai đoạn 25 - 50 ngày tuổi có dấu hiệu bệnh đốm trắng, tôm thiệt hại nhiều ở huyện Cầu Ngang, Duyên Hải. Riêng vùng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp chủ lực ở huyện Cầu Ngang thì hầu hết bà con nuôi tôm chỉ mới khởi động cải tạo, sửa chữa lại ao nuôi để tiến hành lấy nước xử lý.

Chi cục NTTS Trà Vinh kiểm dịch 412 mẫu con giống, kết quả 112 mẫu nhiễm MBV. Ngành chuyên môn kiểm dịch được 29,1 triệu con tôm sú giống, phát hiện 300.000 con bị nhiễm bệnh MBV. Nhập tỉnh 63,240 triệu con tôm sú giống, qua kiểm dịch đã phát hiện 720.000 con bị nhiễm bệnh đốm trắng, 880.000 con bị nhiễm bệnh MBV; tôm chân trắng nhập tỉnh 100,861 triệu con giống, kết quả kiểm tra có 2,8 con bị nhiễm bệnh Taura.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 14/04/2013
Thanh Phong
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 11:12 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:12 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 11:12 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 11:12 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 11:12 08/11/2024
Some text some message..