Tiềm năng, thời cơ và thách thức trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội có sự đa dạng về loại hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) như ao hồ nhỏ, sông suối, các hồ đập (hồ thuỷ lợi, hồ tự nhiên) và đặc biệt là một lượng lớn diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển thành các vùng NTTS tập trung. Tổng diện tích tiềm năng có thể phát triển NTTS khoảng 30.840 ha, các huyện có tiềm năng lớn như Thanh Trì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa (Internet)

Tiềm năng NTTS mặt nước lớn

Theo số liệu thống kê toàn Thành phố có khoảng 4.327 ha diện tích mặt nước lớn gồm các hồ tự nhiên, hồ chứa thủy lợi, chiếm 14,04% tổng diện tích có khả năng phát triển NTTS của Thành phố.

Loại hình mặt nước lớn có lợi thế trong phát triển nuôi theo nhiều hình thức khác nhau như: Nuôi TC trong eo ngách, nuôi quảng canh cải tiến (kết hợp phát triển NTTS với du lịch sinh thái) và có thể đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên hồ,...

Trong thời kỳ bao cấp, các hồ chứa lớn là nơi cung cấp thủy sản chủ yếu cho tỉnh và đã hình thành nên các công ty thủy sản quốc doanh để nuôi và khai thác gắn với các hồ này (công ty thủy sản Đồng Mô, công ty thủy sản Suối Hai, công ty thủy sản Mỹ Đức). Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các công ty này hoạt động không còn hiệu quả nữa. Hiện này, mô hình sản xuất có thể là giao khoán cho hộ dân hoặc theo tập thể, công ty hay doanh nghiệp ... tuỳ thuộc vào quy mô và đặc thù của từng loại hồ.

NTTS trong các hồ chứa có ưu điểm là khi nuôi với mật độ và phương thức nuôi phù hợp thì sẽ có tác dụng cải tạo môi trường và cung cấp nguồn thực phẩm sạch, chất lượng tốt cùng với cảnh quan vùng hồ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Hiện nay, các hồ chứa lớn đã và đang được quy hoạch để chuyển sang phát triển du lịch là chính, phát triển NTTS chỉ là kết hợp với nguyên tắc không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho du lịch. Để đảm bảo các nguyên tắc đó thì phát triển thủy sản trên hồ chứa chỉ tập trung vào hai hình thức là: Thả cá giống để khai thác tự nhiên và nuôi cá lồng bè với số lồng bè có thể đưa vào NTTS khoảng 800 lồng.

Trên địa bàn Thành phố có một số hồ lớn như: Hồ Suối Hai (960 ha), Đồng Mô (1360 ha), Xuân Khanh (104 ha), Văn Sơn (168 ha), Tuy Lai – Quan Sơn (850 ha), Đồng Sương (210 ha) ....

Tiềm năng NTTS ao, hồ nhỏ

Theo kết quả khảo sát hiện toàn Thành phố có khoảng 6.706 ha ao, hồ nhỏ, chiếm 21,74% tổng diện tích có khả năng NTTS. Đây là loại hình nuôi cá truyền thống, có từ lâu đời được hình thành trong các quá trình như: đào đất phục vụ xây dựng, đắp đê, quá trình cải tạo các ao hồ tự nhiên hoặc do các kiến tạo địa chất. Loại hình ao hồ nhỏ chủ yếu được phân bố rải rác, không tập trung ở hầu hết các huyện trong Thành phố. Những thủy vực có diện tích nhỏ hơn 5 ha được xếp vào loại hình ao hồ nhỏ. Loại hình ao, hồ nhỏ thường được chia làm 2 loại:

Ao hồ nằm trong khu dân cư (chiếm khoảng 30% tổng diện tích ao hồ nhỏ), các ao hồ này thường nằm rải rác, xen kẽ trong các khu dân cư (thường chỉ vài trăm m2, đôi khi đến vài ha và thường làm nhiệm vụ điều hòa nước cho khu dân cư). Trước kia khi kinh tế còn khó khăn, môi trường chưa bị ô nhiễm thì loại hình ao hồ này được khai thác để đưa vào NTTS (thường là nuôi quảng canh cải tiến) nhưng hiện nay hầu hết ao hồ nằm trong khu dân cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, rất khó khăn trong việc cấp thoát nước dẫn đến NTTS không hiệu quả, năng suất thấp và đang bị thu hẹp dần do quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, việc gìn giữ và cải tạo loại hình ao hồ này là một việc làm cấp thiết nhằm tạo cảnh quan, cải thiện môi trường sống cho khu dân cư.

Ao hồ nhỏ nằm ngoài khu dân cư (chiếm khoảng 70% tổng diện tích ao hồ nhỏ): loại hình ao hồ này được xây dựng với mục đích NTTS nên diện tích và quy mô lớn hơn ao hồ trong khu dân cư. Tuy nhiên, do phát triển tự phát không có quy hoạch nên diện tích thường không tập trung thành vùng nuôi lớn. Đây là loại hình nuôi chính của nhiều huyện không có điều kiện hình thành các vùng nuôi tập trung có quy mô lớn. Loại hình nuôi này môi trường nước chưa bị ô nhiễm nhiều, dễ dàng cấp và thoát nước và có diện tích mặt nước khá lớn, ổn định nên cần tiếp tục cải tạo để nâng cao năng suất nuôi.

Tiềm năng NTTS ruộng trũng (Vùng NTTS tập trung):

Diện tích ruộng trũng có khả năng NTTS khoảng 19.807 ha, chiếm 64,22% tổng diện tích có khả năng của toàn Thành phố. Đây là những vùng úng, trũng, cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển hẳn sang NTTS để hình thành các vùng NTTS tập trung hoặc nuôi theo hình thức một lúa, một cá. Với các huyện nằm trong vùng phân lũ, chậm lũ tả ngạn sông Hồng và sông Đà có đặc điểm thuận lợi là các vùng ruộng trũng có quy mô diện tích lớn hơn 30 ha, nhiều vùng đến 100 ha nên rất thuận lợi để chuyển đổi thành vùng NTTS tập trung theo hướng công nghiệp để tạo ra sản lượng hàng hóa lớn phục vụ cho nhu cầu của Thành phố. Các huyện có tiềm năng ruộng trũng lớn cho phát triển NTTS tập trung như : Phú Xuyên (1.794 ha), Ứng Hòa (2.425 ha), Mỹ Đức (1.700 ha), Chương Mỹ (2.000 ha), Ba Vì (2.587 ha), Thanh Trì (826 ha), Quốc Oai (900 ha), Thanh Oai (1.500 ha), Thường Tín (781 ha), Sóc Sơn (1.794 ha).

Các huyện còn lại tuy cũng có diện tích ruộng trũng nhưng không lớn, lại nằm rải rác nên chỉ tạo thành những khu NTTS tập trung với quy mô nhỏ hơn 30 ha.

Tiềm năng NTTS trên sông

Trên địa bàn Thành phố còn một số con sông có khả năng phát triển nuôi cá lồng, bè như sông Đà, sông Hồng, sông Tích, sông Bùi, sông Đáy,... Tuy nhiên, sau khi xây dựng đập thủy điện Sơn La mực nước ở sông Đà, sông Hồng thường xuyên ở mức thấp nhất là về mùa khô gây khó khăn cho phát triển nuôi cá lồng bè. Các sông Tích, sông Bùi, sông Đáy, sông Nhuệ mực nước cũng xuống thấp và bị ô nhiễm nặng do chất thải sinh hoạt, công nghiệp và từ các làng nghề của Thành phố. Vì vậy, việc phát triển nuôi cá lồng bè chỉ tập trung ở những khúc sông rộng, có môi trường ít bị ô nhiễm với số lượng lồng nuôi hạn chế. Tổng số lồng bè có thể đưa vào NTTS khoảng 400 lồng.

Nguồn tiềm năng NTTS này nếu được khai thác sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng vạn lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tại chỗ của Thành phố và xuất khẩu.

Một số kết quả đạt được trong phát triển thủy sản thành phố Hà Nội những năm qua:

Về diện tích: Trong giai đoạn 2005 – 2011 diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn toàn Thành phố có tốc độ tăng trưởng bình quân khá nhanh (6,77%/năm), năm 2005 diện tích nuôi trồng thủy sản là 13.947 ha tăng lên 20.668 ha vào năm 2011 chiếm 67% diện tích tiềm năng và đưa Hà Nội trở thành địa phương có diện tích NTTS lớn nhất Đồng bằng sông Hồng (chiếm 16,5% diện tích nuôi toàn vùng). Diện tích NTTS năm 2011 của một số huyện trọng điểm: Ứng Hòa (2.013 ha), Mỹ Đức (2.369,36 ha), Chương Mỹ (1.852,6 ha), Ba Vì (1.877 ha), Phú Xuyên (1.366,4 ha), Thường Tín (1.022,85 ha), Thanh Oai (1.005,6 ha), Thanh Trì (823,08 ha), ....

Sản lượng nuôi trồng thủy sản: Trong giai đoạn 2005 – 2011 tổng sản lượng thủy sản của thành phố tăng bình quân 10,85%/năm, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 11,76%/năm. Sản lượng NTTS năm 2005 là 31.877 tấn và tăng lên 62.130,6 tấn năm 2011. Các huyện có sản lượng cao trong năm 2011 là những huyện trọng điểm về phát triển thủy sản của thành phố và hiện đang tập trung chủ yếu các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung như: huyện Ứng Hòa (10.863 tấn), Mỹ Đức (6.133 tấn), Ba Vì (6.200 tấn), Phú Xuyên (6.025 tấn), Chương Mỹ (4.536 tấn), Thường Tín (4.777 tấn), Thanh Trì (3.595 tấn). Sản lượng thủy sản của Thành phố đã đáp ứng được khoảng 61% nhu cầu sản phẩm thủy sản nước ngọt của thành phố.

Năng suất nuôi: Tăng bình quân trong giai đoạn 2006 – 2011 là 7%/năm, năng suất cá nuôi bình quân từ 2,15 tấn/ha năm 2006 lên 3,01 tấn/ha năm 2011(năng suất nuôi trung bình ở vùng chuyển đổi đạt 4,5- 5 tấn/ha). Tuy nhiên, năng suất nuôi của thành phố vẫn ở mức thấp so với nhiều địa phương khác của vùng ĐBSH. Đây là điều kiện thuận lợi để Hà Nội có thể tăng năng suất nuôi trong thời gian tới. Năng suất nuôi và tốc độ tăng bình quân của một số địa phương năm 2011 như: Ứng Hòa 5,4 tấn/ha(24,9%/năm); Thường Tín 4,67 (15,3%/năm). tấn/ha; Thanh Trì 4,37 tấn/ha; Phú Xuyên 4,41 tấn/ha(19,7%/năm); Phúc Thọ 3,07 tấn/ha; Ba Vì 3,3 tấn/ha (13,7%/năm), Thanh Oai 2,97 tấn/ha (9,8%/năm).

Đối tượng và sản phẩm nuôi: cũng đã được chú trọng đa dạng hoá và mở rộng. Ngoài các đối tượng cá truyền thống thì nhiều đối tượng nuôi mới như rô phi đơn tính, chép lai, chim trắng, cá rô đầu vuông, ếch, ba ba, tôm càng xanh, cá lăng, cá quả,... cũng được đưa vào sản xuất và mở rộng quy mô để nâng cao GTSX thuỷ sản, góp phần cải thiện đời sống nông dân và đổi mới bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi.

Giá trị sản xuất: Giá trị sản xuất ngành thủy sản Hà Nội (theo giá cố định) liên tục tăng trong giai đoạn 2005 – 2011 đạt tốc độ tăng bình quân 9,6%/năm. Trong đó nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trọng sự phát triển chung của ngành thủy sản. Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng từ 262 tỷ đồng năm 2005 lên đến 472 tỷ đồng năm 2011 với đạt tốc độ tăng bình quân năm 10,3%/năm. Tính theo giá thực tế: giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng từ 496 tỷ đồng năm 2005 lên 2.121 tỷ đồng năm 2011, trong đó: giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng từ 457 tỷ năm 2005 lên 2.046 tỷ đồng năm 2011.

Thời cơ và những thuận lợi

- Trong những năm qua ngành thủy sản nói chung và NTTS nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm và các chính sách ưu đãi của thành phố.

- Tiến trình đô thị hóa nhanh, do đó nhu cầu sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thủy sản ngày càng cao đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch.

- Tình hình dịch bệnh của các động vật nuôi trên cạn diễn biến phức tạp là điều kiện cho NTTS phát triển (do động vật thủy sản không mang mầm bệnh và truyền bệnh sang con người nên sẽ có sự chuyển dịch từ sử dụng thực phẩm trên cạn sang thực phẩm thủy sản).

- Nhu cầu thực phẩm tại chỗ cao đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm thủy sản. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 dự báo: Dân số Hà Nội đến năm 2015 là 7,2 – 7,3 triệu người và đến năm 2020 sẽ vào khoàng 7,9 – 8,0 triệu người, ngoài ra hàng năm có khoảng 3 triệu người từ ngoại tỉnh vào Hà Nội làm việc. Vì vậy nhu cầu sản phẩm thủy sản cho Thành phố Hà Nội đến năm 2015 khoảng 165 nghìn tấn và đến năm 2020 khoảng 243 nghìn tấn.

- Nhu cầu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với phát triển thủy sản ngày càng cao sẽ góp phần bảo vệ không gian thoáng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Hà Nội là nơi tập trung nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu, doanh nghiệp nên có nhiều khả năng tiếp cận với các tiến bộ khoa học – kỹ thuật thông qua mối liên kết giữa 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp. Các tiến bộ khoa học là tiền đề phát triển sản xuất thủy sản theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng loại hình mặt nước đa dạng phong phú là cơ sở cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học phát triển nhanh và mạnh, đã và đang tạo cơ hội cho việc áp dụng vào hoạt động nghiên cứu và NTTS.

- Nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm nên thuận lợi cho phát triển NTTS trong tương lai.

Khó khăn và thách thức chủ yếu

- Đến nay, tình hình sử dụng tiềm năng nguồn lợi thủy sản chưa hiệu quả, thiếu bền vững do phát triển tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích, thậm chí trong một khu vực địa lý.

- Môi trường bị biến đổi theo chiều hướng xấu: Nguồn nước cung cấp cho NTTS từ các con sông của thành phố đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

- Việc chuyển đổi ruộng trũng sang NTTS ở một số vùng gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng nuôi không chuyển đổi hết được diện tích theo quy hoạch dẫn đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi gặp nhiều trở ngại.

- Tình trạng sản xuất manh mún, tự phát, phân tán đang còn phổ biến. Trình độ công nghệ, kỹ thuật áp dụng trong NTTS còn thấp dẫn đến năng suất nuôi chưa cao.

- Nhìn chung việc tiếp cận với thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm của người sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, gây tình trạng mất cân đối cung cầu trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm thủy sản của thành phố vẫn chủ yếu tiêu thụ dưới hình thức tươi sống, cả thành phố chỉ có một chợ đầu mối về thủy sản dẫn đến sản phẩm sản xuất ra còn bị tư thương ép giá.

- Suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới được dự báo sẽ diễn ra thường xuyên và tần suất cao hơn, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực NTTS.

- Sản phẩm thủy sản từ các tỉnh lân cận như: Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên,… chuyển về sẽ cạnh tranh với sản phẩm thủy sản sản xuất tại địa phương./.

Nguồn: Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản
Đăng ngày 22/12/2013
Ths. Phan Văn Tá
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 05:38 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 05:38 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 05:38 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 05:38 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 05:38 26/11/2024
Some text some message..