Tiềm năng ứng dụng bột nhuyễn thể vào nuôi trồng thủy sản

Bột nhuyễn thể (Euphausia superba) được đánh giá là nguồn protein dồi dào, thích hợp làm thức ăn cho động vật thủy sản khi chứa tới 33% –55% protein và astaxanthin, giúp tạo màu sắc cho nhiều loài cá và tôm.

nhuyễn thể
Bột nhuyễn thể có nguồn gốc từ Euphausia superba - một loài giáp xác sinh sống chủ yếu ở các vùng nước Nam Cực. Ảnh: pewtrusts

Ngoài ra, chúng còn được ứng dụng như một phụ gia kích thích sự thèm ăn của các loài nuôi thủy sản.

Bột nhuyễn thể không chỉ tác động lên sinh trưởng của tôm…

Gần đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Nuôi trồng Thủy sản nước lợ Ấn Độ (ICAR) và Aker BioMarine đã đưa ra kết luận rằng bột nhuyễn thể chứa các thành phần dinh dưỡng (axit béo n-3, phospholipid, cholesterol và astaxanthin) giúp tăng cường hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng tỷ lệ sống cho tôm thẻ chân trắng. 

Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 8 tuần, ghi nhận những kết quả như sau:

Tôm được cho ăn 6% bột nhuyễn thể trong khẩu phần ghi nhận tăng trọng cao nhất, khẩu phần ăn này cũng cho thấy hàm lượng axit béo đa không bão hòa (PUFAs) n-3 cao hơn. Tỷ lệ sống của tôm tăng lên đáng kể ở các nhóm được cho ăn bổ sung 4% và 6%. Đối với khẩu phần ăn 2% bột nhuyễn thể có chứa 12% bột cá cho thấy biểu hiện của các gen liên quan đến kích thích hệ miễn dịch trong gan tụy của tôm.

Dựa vào kết quả trên Tiến sĩ Ambasankar, ICAR nhận định: “Khi bột cá được bổ sung với lượng từ 4 đến 6% bột nhuyễn thể, hiệu suất tăng trưởng tăng lên và tỷ lệ sống được cải thiện, từ đó đưa chúng tôi đến kết luận rằng bột nhuyễn thể là một chất bổ sung khả thi vào bột cá trong thức ăn của tôm”.

tôm thẻ
Bổ sung bột nhuyễn thể vào thức ăn giúp kích thích tăng trưởng ở tôm. Ảnh: akuakultiva

Trong một nghiên cứu khác của Nunes và cộng sự, 2019 đã so sánh hiệu quả tăng trưởng của tôm thẻ khi bổ sung các loại bột khác nhau vào khẩu phần ăn chứa 3% bột cá. Kết quả chỉ ra bột nhuyễn thể giúp kích thích tăng trưởng và tỷ lệ sống cao nhất, sau đó lần lượt là khẩu phần ăn bổ sung bột mực, bột gan mực, bột đầu tôm.

… mà còn nhiều loài động vật thủy sản khác

Dựa trên những nghiên cứu và thử nghiệm được ghi chép bởi các nhà khoa học từ Aker BioMarine, tiến sĩ Kaur nêu rõ: “Bột nhuyễn thể có tác dụng trong việc nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn và hiệu suất tăng trưởng, do đặc tính dẫn dụ của nó, chỉ với 8-10% bột nhuyễn thể, cho tôm, cá trong 10-12 tuần là đủ để thấy được sự khác biệt trong hiệu suất tăng trưởng. 

cá hồi
Bột nhuyễn thể có thể giúp cải thiện sắc tố và chất lượng thịt cá hồi ở mức 10-15%. Ảnh: kartinkin

Điển hình, astaxanthin có trong bột nhuyễn thể có thể giúp cải thiện sắc tố và chất lượng thịt cá hồi ở mức 10-15%. Bên cạnh đó, nó cũng giúp nâng cao chất lượng thịt bằng cách tăng độ chắc của thịt và giảm độ mềm, bở. Từ 10-15% bột nhuyễn thể trong khẩu phần ăn của động vật thủy sản có lợi cho gan và ruột, do các phospholipid, EPA và DHA trong nhuyễn thể giúp làm giảm việc tích tụ chất béo, hạn chế tình trạng viêm gan và ruột”.

Khó khăn và thách thức 

Bột nhuyễn thể đã được sử dụng trong thức ăn thủy sản trong nhiều thập kỷ. Nó có thể làm tăng nguồn dinh dưỡng cho bột cá cũng như thay thế một số thành phần đắt tiền khác trong thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Điều đáng nói chính là bột nhuyễn thể không được coi như một nguồn protein thông thường hoặc như một chất tương tự bột cá, mà chúng được xem là một chất phụ gia trong thức ăn chăn nuôi, chỉ thích hợp bổ sung vào một nguồn thức ăn để làm tối ưu nguồn dinh dưỡng. 

Công đoạn thu hoạch nhuyễn thể và làm thành bột cũng rất khó khăn, tốn kém. Euphausia superba có kích thước rất nhỏ và mỏng manh, cần phải di chuyển xa bờ để đánh bắt, mặc dù chúng được tìm thấy trên toàn thế giới, nhưng giống lớn nhất và được ưa chuộng về mặt thương mại lại tập trung ở Nam Đại Dương xung quanh Nam Cực.

đánh bắt nhuyễn thể
Việc đánh bắt nhuyễn thể quá mức có thể ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái ở vùng Nam Cực. Ảnh: qrillaqua

Mặt khác, vào năm 2019, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực (CCAMLR), Tổ chức Quản lý Nghề cá Khu vực Nam Đại Dương (RFMO) đã xác định rằng đánh bắt nhuyễn thể ở khu vực Nam Đại Tây Dương, Nam Băng Dương ước tính sinh khối khoảng 62,6 triệu tấn. Việc thu hoạch được cho là ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái ở vùng Nam Cực. 

Tiến sĩ Nordrum, phụ trách bán hàng của Aker BioMarine cũng thừa nhận những hạn chế đi kèm với việc thu hoạch nhuyễn thể ở Nam Đại Dương. Một số quy định được đưa ra nhằm bảo vệ những nguồn lợi này, RFMO quy định giới hạn thu hoạch ở mức 10% sinh khối, CCAMLR đã đặt mức đánh bắt giới hạn chỉ 1% đối với nhuyễn thể Nam Cực để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ nguồn lợi và cân bằng sinh thái.

Tóm lại, kết quả từ nghiên cứu cho thấy tiềm năng ứng dụng bột nhuyễn thể vào chế biến thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, đáp ứng nhu cầu của vật nuôi, đồng thời, tối ưu hóa chi phí thức ăn, giá thành sản xuất và lợi nhuận cho người nuôi. Đồng thời, nên đánh bắt một cách có kế hoạch và hiệu quả, hạn chế tác động xấu đến hệ sinh thái nói chung. 

Tổng hợp
Đăng ngày 08/04/2022
Ngọc Diễm @ngoc-diem
Nuôi trồng

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 07:46 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 07:46 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 07:46 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 07:46 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 07:46 25/04/2024