Mầm bệnh Streptococcus agalactiae là một vi khuẩn Gram dương có thể sống sót trong tế bào thực bào chuyên biệt gây ra nhiễm khuẩn máu và viêm màng não ở cá nước ngọt. Việc nghiên cứu vaccine trực tiếp làm suy yếu với các gen có liên quan đến độc tính và có khả năng tồn tại lâu dài là rất cần thiết để sản xuất một loại vaccine kiểm soát hiệu quả Streptococcus agalactiae.
Chế tạo vaccine bằng cách gây đột biến
Trong nghiên cứu này, gen phoB được nhân bản từ chủng S. agalactiae TOS01 gây bệnh và chủng đột biến SAΔphoB được xây dựng thông qua allelic trao đổi. Kết quả cho thấy acid amin của S. agalactiae TOS01 có độ tương đồng cao hơn so với với các Streptococcus spp. khác. Chủng đột biến SAΔ phoB có tỷ lệ xâm nhập thấp hơn và ít nguy hại hơn các chủng hoang dã ở cá, do đó chỉ ra rằng việc xóa bỏ gen phoB ảnh hưởng đến tính độc hại và khả năng lây nhiễm của S. agalactiae.
Kết quả
Ảnh Internet
Sau khi thử nghiệm tiêm TOS01 vào cơ thể cá vàng pompano, cá có tỷ lệ sống trung bình 93,1%, chứng tỏ tiềm năng của chúng như là một đối tượng làm vacxin sống hiệu quả trên cá.
Các kết quả kiểm tra Real Time PCR cũng cho thấy SAΔphoB có thể tăng cường sự biểu hiện của các gen liên quan đến miễn dịch, bao gồm MHC-I, MyD88, IL-22 và IL-10 sau khi tiêm vaccine, cho thấy rằng SAΔphoB có thể tác động lên các tế bào thần kinh và tế bào phản ứng miễn dịch trung gian trong một khoảng thời gian dài.
Kết luận
Từ các kết quả phân tích, các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra kết luận sử dụng phương pháp gây đột biến bằng cách xóa bỏ gen phoB tạo ra chủng SAΔ phoB có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng để sản xuất vaccine trên cá. Một công nghệ mới góp phần kiểm soát dịch bệnh trên cá ngay từ đầu.
Báo cáo của Cai, Wang, Peng, Li, Lu, Huang, Jian và Wu được đăng trên NCBI