Tiềm năng về mô hình nuôi cua mới

Với các sản phẩm được chế biến độc đáo từ cua, chẳng hạn như cua lột, cua cốm, các mô hình nuôi cua mới cũng dần được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của thị trường.

Cua nuôi có giá trị cao. Ảnh: laodong.vn
Cua nuôi có giá trị cao. Ảnh: laodong.vn

Ý tưởng nuôi cua độc đáo

Chủ trang trại - anh Nguyên Vũ cho biết ý tưởng về mô hình nuôi cua trong hộp nhựa đến với anh rất tình cờ, trong một lần vào nhà hàng thưởng thức món cua biển, anh kể rằng món cua ấy ngon hơn mọi khi, gạch cua vàng, béo ngậy, không ngấy, thịt cua chắc, thơm ngon, mai cua mềm, ăn luôn được. Anh tìm và hỏi nhân viên nhà hàng mới vỡ lẽ là nhà hàng đặt nhầm con cua cốm vào món ăn của anh. 

Được biết, giá của loài cua này đắt gấp đôi so với cua bình thường, sự cố này khiến anh nảy ra ý định tìm hiểu về loài cua này để nuôi.

Tiềm năng kinh tế của nuôi cua

Theo tìm hiểu về những đầm nuôi cua bể ở các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, nông dân giàu kinh nghiệm nơi đó cho biết không thể thu hoạch cua đồng loạt vào giai đoạn lột mai được, bởi mỗi con cua thay mai vào một ngày khác nhau, khi mai cũ thay ra, thì lớp mai mới chỉ sau 4 giờ sẽ cứng lại. 

CuaCua có nhiều tiềm năng kinh tế nếu áp dụng tốt kỹ thuật. Ảnh: dantri.com.vn

Đặc biệt, cua bể được nuôi trong đầm thường phải thu hoạch cả lứa vì không thể chọn ra từng con lột vỏ để thu được, chủ nuôi bán cho thương lái với mức giá khoảng 280.000 đồng/kg cua sống. Thương lái mua về, nếu thấy có con nào đang giai đoạn cốm (lột vỏ) thì lọc ra bán với giá dao động từ 800.000 - 1.000.000 đồng/kg, còn cua bình thường bán tại chợ giá 400.000 - 500.000 đồng/kg.

Ưu điểm nuôi cua trong hộp nhựa

Nuôi cua trong hộp nhựaNuôi cua trong hộp nhựa có nhiều ưu điểm. Ảnh: dantri.com.vn

Nhận thấy tiềm năng kinh tế mà loài cua này mang lại, anh Vũ quyết định đầu tư 6.000 chiếc hộp nhựa chuyên dụng để nuôi cua với nhiều ưu điểm sau: 

  • Hệ thống ống nước vận hành nước biển nuôi cua được lắp đặt rất công phu đến từng hộp lồng. 
  • Nước từ các hộp nuôi cua liên tục chảy ra theo các đường ống dẫn đến hệ thống bể lọc, trong đó có bể lọc vi sinh xử lý chất thải. 
  • Nước sau khi lọc được thu hồi cho bơm trở lại cấp vào đường ống nước dẫn đến các hộp nuôi cua.
  • Không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn, sục khí tạo ôxy. 
  • Khi đưa nước vào hộp nuôi cua, thức ăn thừa và chất cặn bẩn thải ra và đi qua hệ thống lọc thô, sau đó ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn bằng tia UV. 
  • Điểm đặc biệt quan trọng của hệ thống là hạt nhựa kaldnes (vai trò như san hô) là nơi cho vi sinh trú ngụ và xử lý chất thải của cua nhằm giúp môi trường sạch hơn.
  • Nuôi cua biển trong hộp nhựa khác với nuôi ngoài đầm?
  • Quá trình cho cua ăn ở đầm sẽ tiết kiệm thời gian hơn, nuôi cua trong hộp nhựa sẽ phải thả thức ăn vào từng hộp cho cua ăn. 
  • Mỗi ngày cua sẽ ăn 2 bữa, vì chúng có tập tính hoạt động về đêm nên bữa chính là bữa tối.
  • Thức ăn của cua là thức ăn tươi như ngao, tôm, ốc, hến cắt nhỏ. 
  • Mỗi con cua sẽ được nuôi riêng trong một hộp nhựa riêng để tránh ăn thịt lẫn nhau và thu hẹp mô hình để dễ quản lý, tránh nhiễm bệnh chéo.

Kỹ thuật nuôi cua trong hộp nhựa

Toàn bộ 50m3 nước biển dùng để nuôi cua được nhập từ Hạ Long (Quảng Ninh) về trang trại là 500 nghìn đồng/m3. Lượng hao hụt khoảng 10% mỗi tháng, có thể bổ sung bằng nước ngọt.

Cho máy lọc chạy liên tục ngày đêm, cứ 4 tiếng cho máy nghỉ khoảng 15 phút. 

Nước nuôi cua phải thường xuyên được kiểm tra, lấy nước (ít nhất 3 lần/ngày) nhằm kiểm tra độ pH, độ mặn, đảm bảo môi trường tốt nhất cho cua phát triển.

Lọc nước biển để nuôi cua trong hộp nhựa là điểm khác với mô hình nuôi đầm truyền thống.

Cua được nuôi trong hộp nhựa yêu cầu quá trình chăm sóc tỉ mỉ, nhiều công đoạn hơn thay vì chỉ cho thức ăn vào đầm như thông thường. 

Mỗi ngày, người nuôi phải mở từng hộp để cho cua ăn và dọn vệ sinh, cũng như chẩn đoán thời gian chuẩn bị lột mai của cua. 

Khi rọi đèn pin, những con cua nào không còn sáng qua mai và có dấu hiệu nứt thì có nghĩa là chuẩn bị vào giai đoạn lột, những con đó sẽ được đưa vào hộp cùng phân khu để dễ theo dõi. 

Đây cũng chính là ưu điểm để khai thác dòng cua chất lượng cao mà mô hình nuôi này đem lại.

Đăng ngày 10/12/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 06:38 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 06:38 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 06:38 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 06:38 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 06:38 08/11/2024
Some text some message..