Ảnh minh họa: chế biến cá tra xuất khẩu
Ông Dương Ngọc Minh, phó chủ tịch VASEP cho rằng: “Ngành công nghiệp cá tra có một cơ hội quan trọng trong năm nay. Những nhà xuất khẩu cá tra đều đã lập ra những kế hoạch và mục tiêu cho năm nay nhưng việc họ thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của chính phủ.”
Các công ty trong nước có thể tận dụng những lợi thế được tạo ra từ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, cá tra có thể có hy vọng cạnh tranh với thịt gà, một sản phẩm giá rẻ và được chấp nhận ở thị trường châu Âu. Thêm vào đó, chi phí thức ăn nuôi cá tra hy vọng sẽ giảm khoảng 15 % trong năm nay và cá tra đã được tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) chứng nhận là sản phẩm thủy sản bền vững.
Hơn nữa, trong năm nay, chính phủ sẽ thực thi các chính sách nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô và giữ lạm phát ở mức 9%. Các ngân hàng sẽ giảm lãi suất cho vay từ những tháng đầu năm. Đó là những điều kiện tốt cho sự tăng trưởng và phát triển sản xuất của các xí nghiệp.
Ngoài ra, ông Minh còn đề nghị các ngân hàng nên đưa ra các điều kiện cho vay thuận lợi hơn cho các cơ sở sản xuất giống, người nuôi và cả các công ty xuất khẩu cá tra cộng với việc chính phủ nên cắt giảm những thủ tục hành chính nhằm loại bỏ những chi phí không cần thiết cho các công ty.
Theo ông Minh: “Nếu hai vấn đề chính nêu trên được giải quyết, chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan về xuất khẩu cá tra trong năm nay.”
Tới nay, VASEP ước lượng ngành xuất khẩu cá tra đã đạt được sản lượng trên 600 nghìn tấn, hơn 3% so với năm ngoái. Theo số liệu thống kê của các đối tác nhậu khẩu, giá trị xuất khẩu cá tra trong năm ngoái đạt 1,8 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2010.
Phi lê đông lạnh vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, chiếm 99% tổng giá trị xuất khẩu.
Cơ cấu các thị trường nhập khẩu cho thấy không có sự thay đổi trong năm ngoái, với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn là thị trường nhập khẩu dẫn đầu, cả hai thị trường này chiếm 47% tổng giá trị xuất khẩu của cá tra Việt Nam trong năm ngoái. Biến động chỉ được nhìn thấy ở một số nhóm nhỏ của thị trường, có thể là do nhu cầu của các thị trường này không ổn định, theo VASEP.
Năm ngoái thị trường Mỹ nhập khẩu sản phẩm phi lê đạt kim ngạch 331,6 triệu USD, tăng 87,8% so với năm 2010 với thị phần tăng từ 11% đến 18%.
Thị phần của EU rơi từ 37% xuống gần 30% do giảm 9,54% ở Tây Ban Nha, thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất trong khối EU.
Hà Lan là nhà nhập khẩu các sản phẩm chế biến sẵn cá tra lớn nhất trong năm ngoái, đạt 5,4 triệu USD và chiếm thị phần 38,8%. Việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến sẵn vào thị trường Ai Cập đã tăng một cách đáng chú ý (350 %)vào năm 2011 mặc dù quốc gia này vẫn thuộc nhóm thị trường nhỏ so với các thị trường khác trên toàn thế giới.
Năm ngoái, xuất khẩu đã tăng đều đặn là nhờ vào sự đóng góp của 230 nhà xuất khẩu cá tra và các công ty xuất khẩu đóng vai trò chủ đạo với khả năng cung ứng tốt.
Sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu cá tra vào năm ngoái chủ yếu là nhờ giá tăng liên tục theo từng tháng. Giá tăng đáng chú ý từ tháng 5 đến tháng 8 và vào tháng 10 đã làm cho giá trung bình của cả năm ngoái tăng 26% so với năm 2010 trong giai đoạn này.
VASEP cho rằng sự tăng giá là do tình trạng thiếu nguyên liệu, chi phí tăng cao và sự gia tăng nhu cầu ở các thị trường nhập khẩu.
Giá cá tra nguyên liệu đạt mức kỷ lục 29 nghìn đồng ($1.4)/ kg vào 2 tháng cuối năm 2011 và đột ngột giảm xuống 25,000 đồng vào cuối tháng 12 năm ngoái do cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. VASEP cho biết đó là một tín hiệu tốt và giá cá tra nguyên liệu đã phục hồi dần vào giữa tháng 1 năm 2012 lên 27 – 28 nghìn đồng/kg và tiếp tục tăng sau Tết Nguyên Đán.
Tuy nhiên, nhiều nhà máy chế biến cho rằng sự tăng giá của cá tra nguyên liệu không phải là kết quả của các biến động tích cực từ thị trường mà chỉ là do sự thiếu hụt nguyên liệu ngắn hạn, đặc biệt là đối với cá tra nguyên liệu cỡ 0,9 – 1,2 kg/con. VASEP còn cho biết rằng tình trạng này chỉ xảy ra lẻ tẻ ở một số địa phương.
Các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng giá cá tra sẽ không tăng dài hạn khi các cơ sở sản xuất giống đối mặt với các khó khăn về tài chính và lo lắng về nhu cầu không chắc chắn của các thị trường xuất khẩu.
VASEP cũng lưu ý rằng mặc dù giá trị xuất khẩu cá tra vẫn tăng đáng kể hàng năm nhưng các giá trị gia tăng vẫn còn cận biên và lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng giá trị xuất khẩu. Ông Minh cho rằng trong năm nay nhiều doanh nghiệp sẽ để mắt đến những thị trường mới như Mexico, Brazil, Chile và Peru.
Nguồn: http://www.thefishsite.com/fishnews/16670/rich-potential-for-tra-fish-exports
Biên dịch: Hoàng Lâm