Tình hình ngành tôm sú gần đây
Đã có những đột phá lớn trong nghiên cứu về di truyền trên tôm sú, nghĩa là ở những nước như Ấn Độ, một giải pháp có thể được áp dụng cho những người nông dân không có được sức cạnh tranh trên thị trường tôm thẻ chân trắng - nơi giá bán bị sụt giảm và chi phí thì gia tăng, điều này thực sự gây khó khăn cho những hộ nuôi có quy mô nhỏ trong việc cạnh tranh với những doanh nghiệp có sức ảnh hưởng lớn trong ngành ở Việt Nam và Ecuador
Tại phiên thảo luận tại diễn đàn về tôm toàn cầu sắp tới sẽ bao gồm ý kiến đóng góp từ một số chuyên gia và nhà sản xuất tôm sú trên toàn thế giới, tiến hành đi sâu vào các chi tiết về những cải tiến trong di truyền tôm sú và ý nghĩa của chúng đối với ngành thủy sản hiện nay, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi loài này đang bắt đầu thời kỳ phục hồi.
Ấn Độ là một quốc gia nơi một số nông dân chuyển đổi trở lại với ngành nuôi tôm sú và một số ao nuôi của họ đã tiến hành canh tác. Có thể thấy rằng đối với một số nông dân, đó là một cơ hội tốt để phát triển mà không phụ thuộc hoàn toàn vào một giống loài duy nhất (tôm thẻ chân trắng) và thu về hiệu suất rất cao trong khi phát triển với hệ thống sản xuất đầu vào và mật độ tương đối thấp nhưng vẫn bán được khối lượng đáng kể với giá cạnh tranh ra thị trường.
Thảo luận về những cải tiến di truyền trên tôm?
Tại phiên thảo luận họ sẽ tiến hành bàn về xu hướng sản xuất tôm sú và sự sẵn có những tiến bộ về di truyền liệu có khả năng làm gia tăng sản lượng đột biến tốt hơn trong vài năm tới hay không.
Trong khi đó, những cải tiến về gen ở tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii - là một loài tôm thuộc họ tôm gai có giá trị quan trọng về mặt thương mại, được tìm thấy ở khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương) sẽ là chủ đề được cổ đông của Enzootic (một liên doanh về công nghệ sinh học, tập trung sản xuất tôm thương phẩm) sẽ trình bày tại phiên họp. Điều này sẽ bao gồm những hiểu biết sâu sắc về các lựa chọn khác nhau để lai tạo - với 100% dòng tôm đực và 100% dòng tôm cái của mỗi loài được coi là những cách để tạo ra nguồn cung ứng cụ thể trên thị trường ngách.
Thông thường, các nhà sản xuất về loài tôm càng xanh nhắm mục tiêu đến độ lớn của kích thước bằng cách sử dụng 100% dòng tôm đực trong lai tạo, nhưng giờ họ đã phát hiện ra rằng 100% dòng tôm cái mới của họ phát triển rất nhanh trong khoảng thời gian ban đầu và do đó có khả năng cạnh tranh với tôm sú và tôm thẻ chân trắng với kích cỡ tầm trung.
Những cải tiến di truyền tôm càng xanh cũng được lưu ý. Ảnh: Eng-Wah Khoo
Enzootic cũng sẽ phác thảo bước chuyển dịch sắp tới của công ty trong việc trở thành một nhà sản xuất tích hợp theo chiều dọc (chiến lược được một công ty áp dụng trong đó công ty đó tiếp tục kiểm soát chuỗi cung ứng của mình bằng cách mua lại các nhà cung cấp hoặc thậm chí có thể là phân phối và gia tăng giá trị), sau khi thành lập một trang trại tích hợp và hệ thống trồng trọt ở Thái Lan trong thời gian gần đây.
Một dự án quan trọng khác được chú ý sẽ là phát triển trang trại nuôi tôm sú cánh đồng xanh hiện đại của Primstar ở Nigeria trong vài năm qua. Hành trình cho đến nay sẽ được thảo luận bởi Harm Kampen, người sẽ trình bày chi tiết những nỗ lực của công ty trong việc tiến vào thị trường tôm cao cấp của Pháp.
Phiên thảo luận sẽ được kết thúc bằng một cuộc thảo luận về việc liệu thị trường tôm sú và tôm càng xanh có thể hấp thụ sự gia tăng đáng kể trong sản lượng của những loài này hay không. Với những cải tiến này trong di truyền, liệu tôm sú có thể một lần nữa bắt đầu cạnh tranh với tôm thẻ chân trắng như một loài tôm cao cấp, không chỉ được sản xuất bởi những người nông dân quy mô nhỏ mà còn với số lượng lớn hơn bởi các nhà sản xuất trên khắp châu Á, châu Phi và thậm chí có thể trong tương lai trên khắp Trung và Nam Mỹ?