Tiền Giang: Chuyển động của ngành nuôi thủy sản

Tiền Giang có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển nghề nuôi thủy - hải sản. Nhìn nhận thực tế từ những năm qua cho thấy, nghề nuôi trồng thủy sản đã có những giai đoạn phát triển rất "nóng", tập trung vào nuôi tôm công nghiệp, cá tra, cá bè hay nhuyễn thể.

cá bè
Nuôi cá bè trên sông Tiền.

1. Những năm 2001-2002, phong trào nuôi tôm bắt đầu phát triển mạnh, có sức hút mãnh liệt đối với nhiều nhà đầu tư. Đây là thời kỳ huy hoàng của con tôm sú ở xã Phú Tân nói riêng và vùng ven biển Gò Công nói chung. Người dân đổ xô chuyển từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi công nghiệp. Bởi chỉ với một vài mùa vụ trúng giá, lợi nhuận từ nuôi tôm có thể lên đến tiền tỷ. Chẳng bao lâu, hàng trăm ha nhanh chóng được chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp. Đến mức, có một thời nhiều người kỳ vọng sẽ chuyển đổi hầu hết diện tích đất ở xã Phú Tân (huyện Tân Phú Đông ngày nay) thành những ao nuôi tôm công nghiệp kiểu mẫu, với trên 1.000 ha. Ngày đó, xáng cạp, xe Kobe ồ ạt về xã để đào ao nuôi tôm. Bởi thế, trong thời gian rất ngắn vùng đầm phá, hoang tàn, bần đước ven biển đã trở thành ao tôm. Nhiều đại gia ở nơi khác cũng về đây mua hay thuê đất để đào ao nuôi tôm sú.

Đi kèm với các mô hình nuôi tôm thành công là những dự án nuôi tôm công nghiệp được đầu tư với quy mô lớn. Điển hình như dự án 230 ha ở ấp Gảnh và Lý Quàn 2 (xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông), đây là khu vực chịu ảnh hưởng thủy triều mặn - ngọt 2 mùa rõ rệt trong năm, thuần nông cây lúa, với 1, 2 vụ lúa năng suất bấp bênh. Khi con tôm sú đặt chân đến vùng đất này, dự án nuôi thủy sản được lập ngay, với tổng kinh phí được duyệt gần 3 tỷ đồng, diện tích đưa vào dự án 230 ha, trên 220 hộ dân tham gia nuôi thủy sản.

Hay dự án 147 ha ở xã Phú Thạnh (huyện Tân Phú Đông) được đầu tư từ năm 2002-2006 phải tạm ngưng vì không phát huy hiệu quả. Còn ở các xã cặp tuyến đê biển Gò Công thuộc huyện Gò Công Đông như: Tân Điền, Kiểng Phước, Vàm Láng, Gia Thuận,... nhiều dự án nuôi tôm công nghiệp được khởi động ngay chính thời điểm cơn sốt nuôi tôm lan rộng.

Thế nhưng, mô hình nuôi tôm công nghiệp lại nhanh chóng lắng xuống do nhiều yếu tố tác động. Giờ đây, người dân nuôi tôm chủ yếu theo mô hình quảng canh hoặc tập trung ở một số vùng có điều kiện thuận lợi.

Ông Đoàn Văn Thơ, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông cho biết: "Kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi tôm người dân không thiếu. Cái thiếu ở đây là tình trạng mạnh ai nấy làm, sản xuất không theo mùa vụ, ý thức bảo vệ môi trường trong vùng nuôi tôm kém, dẫn đến dễ lây lan dịch bệnh. Những cuộc chuyển đổi ồ ạt từ nuôi quảng canh sang công nghiệp trong khi hạ tầng vùng nuôi chưa hoàn chỉnh; nhiều kinh, cống bồi lắng, xuống cấp chưa có kinh phí nâng cấp, sửa chữa,... Mặt khác, người dân quá thiếu thông tin thị trường dẫn đến cung, cầu không tương xứng, giá cả bấp bênh. Những tổ nuôi tôm cộng đồng lại hoạt động không hiệu quả".

2. Những năm cuối thập niên 1990, những người từ An Giang, Đồng Tháp đến Mỹ Tho bán cá bằng ghe đục thấy được tiềm năng sông Tiền, nên nảy sinh ý định nuôi cá bè tại đây. Thế là một, hai bè làm bằng xi măng được chuyển từ An Giang về neo đậu ở bờ Bắc sông Tiền thuộc phường Tân Long (TP. Mỹ Tho). Nhân công nuôi cá bè phần lớn đến từ An Giang và truyền nghề dần cho người dân địa phương. Đến nay, nghề nuôi cá bè trên sông Tiền đã hơn 20 năm, với những bước thăng trầm, sóng gió. Những bè cá lúc đầu chỉ nuôi các đối tượng truyền thống của vùng An Giang, Đồng Tháp là cá hú, cá ba sa, vì con giống  được chuyển về từ đây phần lớn được bắt tự nhiên từ vùng đầu nguồn.

Dần dần, do nguồn giống khan hiếm và hiệu quả kinh tế không cao, cá điêu hồng là giải pháp thay thế một cách hiệu quả và được duy trì cho đến ngày nay. Từ chỗ chỉ có vài chục bè đã không ngừng tăng lên, không chỉ tập trung ở cù lao Tân Long, bè cá dần được lan rộng đến xã Thới Sơn (TP. Mỹ Tho), Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy). Thống kê của ngành Nông nghiệp đến cuối năm 2014, toàn tỉnh hiện có 1.378 bè, lồng cá đang thả nuôi với tổng dung tích 141.390 m3.

Khi nghề nuôi cá tra công nghiệp được nhen nhóm trên địa bàn tỉnh, chủ trương thành lập hợp tác xã chuyên về lĩnh vực này được hình thành. Đó là một chủ trương đúng nhằm tập hợp nguồn lực, tạo ra sản lượng lớn và áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến nhất. Từ đó, Hợp tác xã Thủy sản Hòa Hưng (Cái Bè) ra đời. Nhiều mô hình nuôi hiện đại được áp dụng tại vùng nuôi của hợp tác xã, chẳng hạn áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn SQF 1.000, hướng đến tiêu chuẩn GlobalGAP,...

Tiếp đó, ngành Nông nghiệp đã tiến hành quy hoạch vùng nuôi cá tra công nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng 600 ha. Do giá cá liên tục giảm trong thời gian qua, làm người nuôi lỗ nặng, nên diện tích thả nuôi cá tra đang có dấu hiệu giảm dần. Thống kê gần đây cho thấy, diện tích thả nuôi cá tra toàn tỉnh chỉ còn khoảng 120 ha, tập trung chủ yếu ở Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo.

Với diện tích nuôi trên dưới 2.000 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển Tân Thành, con nghêu đã có đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội của địa phương. Sở Thủy sản trước đây từng quy hoạch vùng nuôi, sinh sản giống nghêu tự nhiên cho giai đoạn 2015-2020, nhằm mục tiêu khai thác những lợi thế của "vàng trắng" mang lại.

Nhiều người nhận định rằng, xã Tân Thành xóa đói giảm nghèo nhanh hơn các xã khác nhờ vào nghề nuôi nghêu. Bởi theo thống kê sơ bộ, mỗi năm, bãi nghêu đã giải quyết việc làm cho trên 300.000 ngày công lao động, giá trị của mỗi ngày công khoảng 150.000 đồng. Đây lại là lao động giản đơn không cần đến tay nghề cao, nhưng có thu nhập đảm bảo cơ bản cuộc sống của người dân,...

Tiền Giang, 08/07/2015
Đăng ngày 09/07/2015
Thế Anh
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:46 25/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 10:12 24/04/2025

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 10:10 22/04/2025

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 10:47 21/04/2025

Lườn cá hồi: Tốt hay hại cho sức khỏe người tiêu dùng

Lườn cá hồi, phần thịt bụng béo ngậy, mềm mại, luôn được bà con Việt Nam yêu thích trong các bữa ăn gia đình hay nhà hàng sang trọng. Với hương vị đậm đà, lườn cá hồi không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn liệu phần này có thực sự tốt cho sức khỏe hay tiềm ẩn rủi ro?

Lườn cá hồi
• 14:00 27/04/2025

Cộng đồng mạng thích thú trước món cua Dương Quá độc lạ

Gần đây, cộng đồng mạng (CĐM) không khỏi xôn xao khi một món ăn độc đáo, "cua cùi," trở thành chủ đề nóng được chia sẻ rầm rộ. Với tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm, món cua này đã khiến không ít người ngạc nhiên bởi không chỉ là món ăn độc đáo mà còn chứa đựng một câu chuyện thú vị và đầy bất ngờ.

Cua
• 14:00 27/04/2025

Siết chặt quản lý khai thác thủy sản năm 2025

Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

Tàu cá
• 14:00 27/04/2025

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:00 27/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:00 27/04/2025
Some text some message..