Tiền Hải: Phòng chống bệnh đốm trắng trên tôm

Những ngày qua, bệnh đốm trắng trên tôm đã xuất hiện ở diện tích nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh và xã Nam Cường (Tiền Hải).

Tiền Hải: Phòng chống bệnh đốm trắng trên tôm
Vùng nuôi trồng thủy sản xã Nam Thịnh (Tiền Hải).

 Để chủ động khống chế bệnh đốm trắng trên tôm không lây lan ra diện rộng, giảm thiệt hại mức thấp nhất cho các hộ dân nuôi thủy sản, huyện đã tích cực chỉ đạo các địa phương thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp.

Ngay sau khi nhận được thông báo từ các hộ dân, Nam Thịnh đã tập trung phát thuốc khử trùng để thực hiện xử lý môi trường ao nuôi có tôm bệnh đốm trắng. 

Ông Phạm Văn Chế, cán bộ lâm sinh và thủy sản chia sẻ: Hầu như năm nào bệnh đốm trắng cũng xảy ra trên diện tích tôm mới thả. Vụ nuôi thả tôm năm nay, bệnh đốm trắng xuất hiện ở diện tích ao nuôi của 7 hộ dân tại các thôn Hợp Châu, Quang Thịnh, Đồng Lạc từ ngày 13/5. Do tôm được ít tháng tuổi nên sức đề kháng còn yếu, cùng với thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng nên dẫn đến một số diện tích nuôi tôm chết. Trước tình hình trên, UBND xã đã phối hợp với ngành chức năng xét nghiệm xác định bệnh đốm trắng trên tôm, đồng thời chỉ đạo cán bộ chuyên môn tăng cường xuống các vùng nuôi tôm bị nhiễm bệnh, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp thiết thực để khống chế bệnh, không để lây lan sang các vùng nuôi khác. Tích cực tuyên truyền đến nhân dân khắc phục tình trạng tôm chết, triển khai các biện pháp tiêu độc khử trùng ao nuôi, không được xả nước bừa bãi gây nguy cơ bùng phát thành dịch trên toàn xã. 

Tại vùng nuôi trồng thủy sản thôn Hợp Châu, ông Giang Hồng Phú có diện tích nuôi tôm 2.000m2 đã bị bệnh đốm trắng vào ngày 16/5. Ông Phú cho biết: Ngay khi có hiện tượng tôm chết bất thường, gia đình tôi đã báo cáo với chính quyền địa phương. Hiện nay, tôi đã thực hiện xử lý môi trường ao nuôi và tiêu hủy tôm chết theo hướng dẫn của ngành chuyên môn. 

Mặc dù ao nuôi chưa xuất hiện bệnh đốm trắng nhưng ông Nguyễn Văn Chức, thôn Chí Cường, xã Nam Cường vẫn không chủ quan, lơ là. Ông Chức cho biết: Khi nghe thông báo của chính quyền vùng nuôi trồng thủy sản tại địa phương đã xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm, gia đình tôi đã xử lý bằng các biện pháp như hạn chế người qua lại các ao tôm. Sử dụng vôi bột rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng vào ao, căng dây để chống chim vào ao, nhằm tránh bệnh đốm trắng xâm nhập qua đối tượng trung gian gây thiệt hại về kinh tế.

Ông Phạm Văn Vang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiền Hải cho biết: Sau khi nhận được thông tin xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm tại Nam Thịnh có 7 hộ, Nam Cường 1 hộ với tổng diện tích trên 1,2ha, Tiền Hải đã phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức lấy mẫu tôm bệnh tại 2 xã xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm xác định nguyên nhân tôm chết do nhiễm bệnh đốm trắng. 

Để khống chế bệnh đốm trắng trên tôm không lây lan ra diện rộng, Tiền Hải đã tuyên truyền đến các hộ nuôi trồng thủy sản tiến hành khử trùng, xử lý triệt để mầm bệnh trong ao. Tổ chức cấp phát 600kg hóa chất Chlorine cho các hộ dân tập trung để xử lý nguồn nước ao nuôi, khống chế dịch bệnh phát sinh. Giám sát chặt chẽ việc thu gom tôm chết xử lý đúng quy định, tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Khuyến cáo nông dân giữ nước trong ao nuôi để xử lý từ 7 - 10 ngày bằng hóa chất Chlorine và chuyển sang đối tượng nuôi khác như cá, cua..., bảo đảm không để ao trống. 

Ngoài Nam Thịnh, Nam Cường, huyện Tiền Hải đã chủ động tuyên truyền các địa phương khác có vùng nuôi trồng thủy sản cần tập trung hướng dẫn nông dân giám sát chặt chẽ diện tích ao nuôi tôm, có các biện pháp bảo vệ như thường xuyên đo độ pH bảo đảm yếu tố môi trường nước tốt, kiểm tra tình trạng dinh dưỡng tôm nuôi… Hạn chế thay nước ao, tăng cường quạt khí nhằm ổn định lượng oxy, độ pH, độ kiềm trong ao. Đồng thời bổ sung vitamin C, men vi sinh, khoáng chất, thuốc bổ gan, vi lượng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm. Thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm phù hợp.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 25/05/2018
Mạnh Thắng
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 04:57 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 04:57 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 04:57 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 04:57 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 04:57 25/11/2024
Some text some message..