Tiến sỹ trẻ say mê chữa bệnh cho tôm

Sinh ra và lớn lên ở TPHCM nhưng từ nhỏ Trần Hữu Lộc (29 tuổi) đã thích tìm hiểu về thế giới thủy sản. Lộc được học bổng toàn phần nghiên cứu sinh tại trường Đại học Arizona (Mỹ) và tìm ra nguyên nhân vì sao tôm chết hàng loạt.

Tran Huu Loc
Tìm hiểu về tôm, cá là đam mê của Trần Hữu Lộc. (Ảnh: Thanh Tâm)

Nghiên cứu của anh được đánh giá là một trong 20 sự kiện nổi bật của trường Đại học Arizona năm 2013.

Tìm câu trả lời trong ba năm

Khi biết anh nghiên cứu về bệnh tôm chết hàng loạt, tôi cứ nghĩ chắc bạn sinh ra ở nông thôn, tuổi thơ gắn với những đầm tôm, cá?

Cũng nhiều người suy nghĩ như bạn, nhưng thực tế tôi là dân Sài Gòn chính gốc, sinh ra và lớn lên ở Thủ Đức (TPHCM). Tôi tốt nghiệp Đại học Nông lâm TPHCM chuyên ngành thủy sản và được nhận sang Mỹ học thẳng lên Tiến sỹ tại Đại học Arizona chuyên ngành vi sinh và bệnh học trên tôm từ năm 2010. Tôi thích tìm hiểu về thế giới thủy sinh, vương quốc của tôm, cá.

Khi 10 tuổi, tôi đã đọc ngấu nghiến quyển sách “Biển-Cái nôi của sự sống”, từ đó, tôi có đam mê với ngành thủy sản. Tôi thích đi câu cá, không phải để kiếm thực phẩm mà để nghiền ngẫm, hiểu loài cá và thế giới của chúng.

Bệnh tôm chết sớm xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2010 đã làm nhiều người nông dân điêu đứng, thất thoát hàng ngàn tỷ đồng. Anh đã biết đến căn bệnh này và nghiên cứu nó như thế nào?

Năm 2010, khi tôi sang Mỹ cũng là lúc ở Việt Nam xuất hiện một bệnh trên tôm gọi là “Hội chứng tôm chết sớm-hay còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tủy cấp trên tôm nuôi EMS/AHPNS”. Bệnh này chưa được ghi nhận trong lịch sử khoa học bệnh tôm của thế giới, gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.

Đề tài này được đánh giá là khó khăn nhất trong lịch sử khoa học bệnh tôm. Sau 3 năm nghiên cứu, tôi đã xác định được nguyên nhân của bệnh EMS/AHPNS là những dòng đặc biệt của một loài vi khuẩn rất phổ biến trong môi trường nước lợ/mặn có tên Vibrio parahaemolyticus.

Tôi đã đăng các nghiên cứu này trên các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới về bệnh thủy sản và được cộng đồng khoa học thế giới công nhận. Nghiên cứu của tôi được Trường Đại học Arizona chọn là 1 trong 20 sự kiện của trường năm 2013. Việc hoàn thành nghiên cứu này giúp tôi hoàn thành chương trình Tiến Sỹ sau 3 năm học.

Trong khi khoa học thế giới gần như bó tay với dịch bệnh lạ này anh lại lao vào nghiên cứu, chắc hẳn có rất nhiều khó khăn, rủi ro?

Đúng là thế giới gần như bất lực sau vài năm nghiên cứu nguyên nhân của dịch bệnh lạ này. Một nỗ lực mang tính quốc tế rất lớn với sự tham gia của nhiều tổ chức nhưng vẫn chưa có câu trả lời cho nguyên nhân dịch bệnh.

Tôi đã phải trải qua nhiều khó khăn. Có khi 5 giờ sáng tôi đã phải đi làm, đến các trại thực nghiệm hoàn thành công việc nghiên cứu một cách chuẩn xác rồi lại về trường học khi quần áo vẫn còn ướt. Học xong, tôi lại vào phòng thí nghiệm nghiên cứu tiếp, chiều đến hai trại thực nghiệm rồi lại quay lại trường làm việc tới khuya. Có ngày tôi làm việc đến 18 tiếng hoặc hơn là bình thường. Dù bận rộn, tôi vẫn sắp xếp thời gian để về Việt Nam lấy mẫu nghiên cứu.

Gặp khó khăn, phải đánh đổi nhiều thứ, nhưng tôi có được nhiều bài học xương máu, có kinh nghiệm và sự tự tin. Nếu trong tương lai ngành tôm của ta đối mặt với một vấn đề tương tự, tôi có thể biết mình nên làm gì.

Cùng với nghiên cứu, tôi viết đề cương xin tài trợ. May mắn là nhiều đối tác đã đồng ý tài trợ cho nghiên cứu như World Bank, Global Aquaculture Alliance, FAO, các tập đoàn thủy sản trong và ngoài nước. Bà con nông dân đã hết sức hỗ trợ tôi.

Trần Hữu Lộc (bên trái) trao đổi với các chuyên gia bệnh học của trường Đại học Cornell (Mỹ). (Ảnh: Tâm Trần)
Trần Hữu Lộc (bên trái) trao đổi với các chuyên gia bệnh học của trường Đại học Cornell (Mỹ). (Ảnh: Tâm Trần)

Bỏ tiền túi mời Giáo sư Mỹ về Việt Nam

Làm việc nhiều với người nông dân, anh học hỏi được gì từ họ?

Một đức tính rất quý của người nông dân Việt Nam là tinh thần luôn học hỏi và tìm kiếm giải pháp để tiến lên phía trước, có chí cầu tiến cao. Tôi có đi các nước Đông Nam Á để hỗ trợ kỹ thuật và dạy nông dân họ các vấn đề về thủy sản và nhận thấy nông dân của các nước lân cận Việt Nam có suy nghĩ không quyết liệt như nông dân của ta. Điều này dạy cho tôi một bài học rằng phải luôn luôn nỗ lực làm việc tốt, tiến về phía trước và làm được những việc có ích cho bà con.

Được biết anh thường xuyên về Việt Nam để tổ chức các hội thảo khoa học về thủy sản, bỏ tiền túi mời các Giáo sư đầu ngành ở Mỹ tham gia hội thảo tại Việt Nam?

Tôi đã tổ chức hàng chục lượt hội thảo khoa học trong đó tôi và các giáo sư hàng đầu thủy sản ở nước ngoài là diễn giả. Các hội thảo thu hút đông đảo sinh viên, nhà khoa học, các đơn vị kinh doanh, nuôi trồng thủy sản tham gia. Tôi rất vui khi các chủ đề thông tin về dịch bệnh, biện pháp giảm rủi ro, tăng tính bền vững trong sản xuất thủy sản được bà con quan tâm và áp dụng. Tôi cũng sẵn sàng cung cấp email, số điện thoại để bà con gọi khi cần tư vấn.

Còn chuyện bỏ tiền túi mời giáo sư thì cũng không hẳn, có nhiều khi tôi bỏ tiền mua vé máy bay, thuê khách sạn cho các giáo sư, nhưng phần lớn tôi mời các giáo sư sang Việt Nam khi biết họ có lịch làm việc ở các nước Đông Nam Á. Họ cũng rất vui vẻ nhận lời vì muốn làm việc tốt cho cộng đồng. Thù lao cho họ thường chỉ là một buổi nói chuyện vui vẻ với vài cốc bia lạnh và các món ăn dân dã của Việt Nam.

Tôi cũng sẵn sàng nhận lời sang các nước bạn để hỗ trợ kỹ thuật như ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, các nước Ả Rập, Nam Á và sắp tới là các nước Mỹ Latinh theo yêu cầu của FAO.

Mong nông dân không phải cầm sổ đỏ vì tôm

Mục tiêu lớn của anh là giúp người nông dân đứng vững được với việc nuôi trồng thủy sản, làm lợi kinh tế, và mục tiêu xa hơn nữa là gì?

Tôi mong bà con nông dân nuôi thủy sản sẽ giữ được cái sổ đất và nhà của mình. Ước mơ nghe có vẻ buồn cười, nhưng thực tế nghề này nhiều rủi ro, có khi nông dân trắng tay vì dịch bệnh hoặc biến động giá cả khiến họ thua lỗ phải cầm cố tài sản nhà cửa, đất đai. Tôi mong một ngày không xa, Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu tôm số một thế giới, người dân nuôi tôm sẽ có cuộc sống sung túc với nghề nuôi tôm.

Tôi nghĩ việc làm chủ khoa học về bệnh tôm là một trong các chìa khóa quan trọng. Tôi và nhiều người có tâm huyết với nghề tôm đang xúc tiến xây dựng một cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về bệnh tôm. Tôi muốn sẽ tiếp tục có kết nối với các chuyên gia về bệnh tôm để dần dần Việt Nam sẽ tự làm chủ được ngành khoa học này và khoa học sẽ đến được với bà con nông dân một cách hiệu quả nhất.

Trần Hữu Lộc.
Trần Hữu Lộc.

Chuyện anh được bạn bè gọi là "giáo sư bệnh tôm thẻ", "đại sứ thương hiệu dép tổ ong" tại Arizona tại Mỹ là thế nào?

Tôi hay đi phượt cùng bạn bè mỗi khi về Việt Nam và thấy bạn bè hay đi dép tổ ong. Tôi thấy hay và được bạn bè tặng mấy đôi mang sang Mỹ. Chất liệu dép tổ ong rất bền, lại nhẹ và đi êm chân. Khi đi máy bay, lái xe đường dài ở Mỹ, đi dép tổ ong, tôi cảm thấy thoải mái và cũng đỡ nhớ nhà. Bạn bè ở Mỹ thấy hay có nhờ tôi mua cho vài đôi nên bạn bè phong cho tôi danh hiệu “đại sứ dép tổ ong”.

Cảm ơn anh.

Tốt nghiệp Đại học Nông lâm TPHCM, Trần Hữu Lộc được học bổng tại 3 trường đại học ở châu Âu và 3 trường đại học ở Mỹ nhận sang học thẳng lên Tiến sỹ và đài thọ học bổng toàn phần. Trần Hữu Lộc quyết định chọn Đại học Arizona.

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 10/08/2013
Hải Yến
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 02:07 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 02:07 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 02:07 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:07 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 02:07 24/04/2024