Tiếp thị thuốc tràn làn, cảnh báo dư lượng kháng sinh trong thủy sản

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản của Việt Nam, tuy nhiên với những tiêu chuẩn kỹ thuật ​khắt khe đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nắm bắt được quy trình sản xuất, đặc biệt là tập trung kiểm soát chặt các loại hóa chất, kháng sinh.

cá
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo "Quy định quốc tế và Việt Nam về hóa chất và kháng sinh sử dụng trong sản xuất thủy sản" do Dự án hỗ trợ chính sách Thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-Mutrap) tổ chức sáng nay (27/5), tại Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Tử Cương, chuyên gia EU-Mutrap cho biết, việc hội nhập sâu với thế giới cũng mở ra cơ hội về thị trường nhưng để tận dụng được điều đó, doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi chung và đáp ứng các quy định về thương mại.

Riêng đối với ngành thủy sản, ông Cương lưu ý các doanh nghiệp phải chú trọng đến nhóm hóa chất và kháng sinh mà con người chủ động đưa vào sản xuất, trong đó cần hiểu danh mục nào được phép hoặc cấm sử dụng.

"Nếu doanh nghiệp xuất khẩu có sử dụng các hóa chất, kháng sinh trong sản xuất thủy sản cần truy cập website của các nước nhập khẩu để đánh giá thử nghiệm và khảo nghiệm của từng loại qua đó nắm được liều dùng, đường dùng và thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch," ông Cương lưu ý.

Hiện thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 4 thị trường nhập khẩu lớn và ổn định là EU, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, từ năm 2010-2015, Việt Nam đã có 323 lô hàng bị cảnh báo không đảm bảo an toàn thực phẩm tại các thị trường này.

Trong khi đó, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, mới cấp phép lưu hành cho 642 sản phẩm thuốc thú y thủy sản, trong đó có 501 sản phẩm được sản xuất trong nước và 141 sản phẩm nhập khẩu.

Nhưng trên thực tế, có rất nhiều sản phẩm ngoài danh mục được bán và sử dụng một cách tràn lan, thậm chí nhiều công ty còn cử nhân viên tiếp thị và bán thuốc thú ý ngay tại cơ sở nuôi trồng, gây khó khăn cho việc quản lý của địa phương, chưa kể người nuôi trồng tự mua và sử dụng một cách tùy tiện, dẫn đến khả năng tồn dư kháng sinh trong thủy sản rất lớn.

Trước thực tế đó, theo ông Bùi Trọng Khiêm, Chi Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Hải Phòng, để thủy sản của Việt Nam an toàn hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng thì doanh nghiệp và người nuôi trồng cần tập trung kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất, kháng sinh nhiễm vào thủy sản nuôi.

Cụ thể là mối nguy thủy ngân lây nhiễm từ môi trường sống của thủy sản chủ yếu là cá kiếm và mối nguy nhiễm Histamin của nhóm cá thịt đỏ do nhiệt độ bảo quản không đạt và ​thời gian bảo quản kéo dài.

"Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong sản xuất thức ăn và không sử dụng nguyên liệu như tinh bột, đậu nành, bột cá... quá hạn trong sản xuất thức ăn," ông Khiêm khuyến cáo./.

Vietnam+, 27/05/2016
Đăng ngày 27/05/2016
Đức Duy
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 10:41 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:41 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 10:41 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 10:41 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 10:41 18/02/2025
Some text some message..