Tiết kiệm thức ăn trong nuôi TTCT theo biofloc

Ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi tôm mang lại năng suất cao, nhưng chi phí thức ăn rất lớn; vì vậy, việc nghiên cứu để giảm lượng thức ăn mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Tiết kiệm thức ăn trong nuôi TTCT theo biofloc
Nuôi tôm theo quy trình biofloc mang lại hiệu quả bền vững Ảnh: Phan Thanh

Chuẩn bị thí nghiệm

Gồm trên 18 bể composite thể tích 500 l/bể và cấp thể tích nước là 250 l. Tôm thẻ chân trắng trọng lượng trung bình 0,42 + 0,078 g/con, chiều dài trung bình 3,92 + 0,352 cm. Tiến hành vệ sinh xung quanh trại, dụng cụ thí nghiệm bằng nước sạch và khử trùng bằng chlorine 200 ppm. Nước có độ mặn 75‰, pha nước lợ 15‰ từ nước biển và nước ngọt, xử lý bằng chlorine 30 ppm, sục khí mạnh. Sau đó, lọc qua túi lọc vải 1µm khi sử dụng.   

Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức cho ăn với lượng thức ăn khác nhau và có bổ sung bột gạo theo lượng thức ăn (60BG, 80BG, 100BG) và 3 nghiệm thức đối chứng cũng cho ăn với các lượng thức ăn tương tự nhưng không bổ sung bột gạo (60ĐC, 80ĐC, 100ĐC), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mật độ 200 con/m3. Bột gạo được tính theo lượng thức ăn bổ sung trong 3 ngày, cân và đem pha với nước ủ trong 48 giờ, tạt ban ngày. Trong quá trình nuoi, thường xuyên theo dõi các thông số môi trường pH và nhiệt độ đo 2 lần/ngày, độ mặn và độ kiềm tiến hành đo 7 ngày/lần.

Chăm sóc và cho ăn

Sử dụng thức ăn chuyên dùng trong nuôi tôm thẻ chân trắng có chứa 42% protein, cho ăn 4 lần/ngày. Theo dõi thường xuyên các các biến đổi của môi trường nuôi. Định kỳ theo dõi sự tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của tôm nuôi (7 ngày/lần).

Kết quả

Trong quá trình thí nghiệm, các yếu tố môi trường có biến động, tuy nhiên tất cả vẫn ở mức phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức ít có chênh lệch, nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng là 26,8 + 1,23oC và cao nhất vào buổi chiều là 27,8 + 1,27oC. Giới hạn nhiệt độ cho sự sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng 14,5 - 35oC (Christopher, 2008) và nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng 26 - 31oC (Ching & Lisuwan, 2012).

Giá trị pH trung bình của các nghiệm thức ít có chênh lệch, pH thấp nhất vào buổi sáng là 7,8 + 0,56 và cao nhất vào buổi chiều là 8,2 + 0,396, biên độ dao động pH đều không vượt quá 0,5 đơn vị ở tất cả các nghiệm thức. Độ kiềm trong các thí nghiệm dao động 39 - 160 mg/l (CaCO3) và biến động trong suốt quá trình thí nghiệm, tuy nhiên, vẫn ở mức phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Vật chất hữu cơ dễ bay hơi (TSS), chất rắn lơ lửng (VSS) có thời điểm tăng cao nhưng tôm vẫn có thể sống và phát triển, độ đục tăng dần ở các nghiệm thức, các nghiệm thức có bổ sung bột gạo độ đục cao hơn các nghiệm thức đối chứng.

Lượng TAN (tổng đạm Amoni) ở các nghiệm thức có bổ sung bột gạo cao hơn so với các nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 100BG (14,6 mg/l) tăng cao nhất. Hàm lượng Nitrite (NO2-) ở các nghiệm thức đối chứng cao hơn các nghiệm thức có bổ sung bột gạo, cao nhất là nghiệm thức 100ĐC (34 mg/l) và 80ĐC (32 mg/l), 60ĐC (23,2 mg/l) và thấp nhất là 60BG (15 mg/l).

Mật độ vi khuẩn tổng ở các nghiệm thức có xu hướng tăng dần về cuối thí nghiệm; trong khi, mật độ vi khuẩn Vibrio có xu hướng giảm dần, ở nghiệm thức 100BG mật độ vi khuẩn tổng và Vibrio cao nhất.

Lượng biofloc phù hợp cho tôm phát triển ở nghiệm thức 60BG (14,3 ml/l) ở các nghiệm thức còn lại lượng biofloc tuy dao động cao hơn nhưng vẫn thích hợp cho tôm, chỉ có nghiệm thức 100BG lượng biofloc tăng cao nhất (34 ml/l). Ở nghiệm thức 100BG có hạt floc kích cỡ lớn hơn so với các nghiệm thức khác.

Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 100ĐC (79,3%) sau đó là nghiệm thức 80BG (78%), 100BG (75,3%) và 60BG (73,3%). Ở nghiệm thức 80BG thì tôm đạt khối lượng trung bình cao nhất là 12,54 g và đạt năng suất cao nhất là 1,96 kg/m3.

Khi nuôi tôm theo quy trình biofloc với các lượng thức ăn khác nhau, thì từ các kết quả phân tích cho thấy, nghiệm thức 80BG (cho ăn 80% lượng thức ăn có bổ sung bột gạo) cho kết quả tốt về tỷ lệ sống, tăng trưởng khối lượng, năng suất cũng như các chỉ tiêu môi trường đều phù hợp cho tôm phát triển.

TCTS
Đăng ngày 11/08/2017
Theo Nguyễn Thành Nhân, Đại học Tây Đô
Nguyên liệu
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Thực hư sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản

Vừa qua, có nhiều thông tin lan truyền về vấn đề thức ăn thủy sản có chứa ethoxyquin, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phỏng vấn Cục Thủy sản để làm rõ vấn đề này.

Tôm thẻ
• 12:12 27/05/2023

Thức ăn thủy sản từ phụ phẩm cá lên men

Là một trong những nhân tố chủ chốt quyết định thành công của một vụ nuôi. Thức ăn phù hợp với từng nhu cầu dinh dưỡng của thủy sản nuôi sẽ hỗ trợ đối tượng thủy sản phát triển tốt và khỏe mạnh, nâng cao năng suất, sản lượng nuôi.

Thức ăn thủy sản
• 10:44 26/05/2023

Quản lý, giám sát dư lượng kháng sinh cấm trong sản phẩm nông lâm thủy sản

Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đã có nhận thức rõ rệt và nâng cao trách nhiệm hơn trong vấn đề đảm bảo chất lượng ATTP.

Kháng sinh
• 11:17 24/05/2023

Sử dụng thuốc thú y có trách nhiệm trong nuôi tôm bền vững

Doanh nghiệp, nông dân và cơ quan quản lý có trách nhiệm trong sản xuất, sử dụng, quản lý thuốc thú y để ngành thủy sản phát triển bền vững.

Ao tôm
• 10:00 19/05/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 00:56 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 00:56 03/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 00:56 03/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 00:56 03/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 00:56 03/06/2023