Tiêu diệt địch hại trong nuôi trồng thủy sản bằng cây Anamu

Ao nuôi cá, nhất là ao ương từ cá bột lên cá hương, ta thường thấy có nhiều loại côn trùng như bắp cày, cà niễng, bã trầu, nòng nọc, bọ gạo... Đây là những loài địch hại của cá, chúng sẽ ăn các loại cá con, làm giảm năng suất nuôi. Động vật hoang dã có thể cạnh tranh oxy và thức ăn của ĐVTS.

Tiêu diệt địch hại trong nuôi trồng thủy sản bằng cây Anamu
Ấu trùng chuồn chuồn ăn cá. Ảnh: Internet

Cùng sống trong môi trường ao nuôi, nếu động vật hoang dã có mật độ cao, chúng có thể cạnh tranh oxy và nguồn thức ăn nhân tạo do con người đưa xuống, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi và hạn chế sinh trưởng của vật nuôi.


Ấu trùng chuồn chuồn có thể tồn tại trong nước từ 1 – 3 năm và chúng ăn côn trùng trong nước, động vật không xương sống nhỏ và cả cá giống nuôi. Ảnh: thoughtco.com

Ở chuồn chuồn chỉ có giai đoạn thiếu trùng là sống trong nước (thiếu trùng thủy sinh). Cơ thể có thể trơn nhẵn hoặc nhám có mang những mấu nhỏ, thường được bao phủ bởi tảo sợi hoặc cặn bã. Thiếu trùng thủy sinh được tìm thấy trên thảm thực vật ngập nước, ở đáy ao, đầm lầy, dòng suối, trong những hồ nông, ít tìm thấy nước bị ô nhiễm và những dòng khác.

Ở Nigeria, việc sản xuất cá giống hoặc nuôi cá da trơn thương phẩm chủ yếu là bằng mô hình nuôi bán thâm canh bởi các hệ thống ương dưỡng hoặc ao mở. Cá con mới nở rất yếu và dễ tổn thương do đó ấu trùng chuồn chuồn rất dễ tấn công và ăn cá. Do đó, tỷ lệ sống của cá con từ các trại giống đến trang trại nuôi nói chung khá thấp; gây ra sự mất mát kinh tế. Để tăng sản lượng cá nuôi bằng việc loại bỏ định hại có trong ao nhưng không ảnh hưởng đến môi trường như formaldehide là biện pháp sử dụng các loại thảo dược. Một trong những loại thảo dược tiềm năng đó là cây Petiveria alliacea. Do đó, nghiên cứu này đã nghiên cứu khả năng sử dụng chiết xuất từ rễ của cỏ dại phổ biến ở tây nam Nigeria, có tên là P. alliacea, trong việc kiểm soát loài địch hại phổ biến trong ao ương nuôi cá da trơn Châu Phi là chuồn chuồn.

Petiveria alliacea còn gọi là cây anamu một loại cỏ dại được sử dụng trong y học thảo dược. Anamu từ lâu đã được sử dụng trong một số hệ thống y học dân gian để tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại bệnh tật.

Được biết đến với mùi tỏi mãnh liệt, anamu chứa nhiều hợp chất sulphurate. Các hợp chất này bao gồm một số chất chống oxy hoá. Trong đó rể cây anamu chứa nồng độ cao nhất của hợp chất sulphur và có mùi khó chịu nhất. Hợp chất lưu huỳnh chính là S-benzyl phenylmethane thiosulfinate (gọi là Petivericine) và các chủng khác bao gồm s-benzyl (2-hydroxyl) etan thiosulfinate, S - (2 - hydroxyetyl) phenylmethane thiosulfinate, và S- (2-hydroxyethy) 2- (hydroxyethane) thio sulfinate.

500g Rễ cây anamu được nghiền nát và được ngâm trong bình nước cất đậy kín 48h sau đó được dùng để chiết xuất dung dịch. Mỗi 500 g rễ tươi đồng nhất mang lại 12,41 g chiết xuất. Nghiên cứu cũng cho thấy sự xuất hiện của các hợp chất alkaloid, tannin, saponin, cardiac glycoside và flavonoid…là những chất độc hại cho cá và giáp xác do đó sự hiện diện của các hợp chất này chứng minh cho khả năng độc hại của nó.


Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ rất thấp 0,01 mg/l nước chiết xuất dẫn đến tỷ lệ tử vong 80% của ấu trùng chuồn chuồn tại thời điểm phơi nhiễm 24 giờ.

Kiểm tra khử độc tính cho thấy khả năng sử dụng chiết xuất rể cây anamu như một loại thuốc trừ sâu mạnh chống lại các địch hại trong nuôi trồng thủy sản.

Các nhà khoa học cũng lưu ý nếu nông dân có ý định áp dụng gốc rễ của cây này như một công cụ trong việc vệ sinh trại giống hoặc ao ương để có kết quả hiệu quả nên chú ý đến nồng độ (Lc50) là 0,47 g/l. Số lượng dịch chiết này có thể lấy được từ 19,58 g rễ tươi.

Ngoài ra, rễ tươi mất hiệu lực sau 48 giờ khi tiếp xúc với không khí, nếu nghiền nát rể cây và để trong không khí khô thì sẽ không hiệu quả do sự thoát ra của các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi. Kỹ thuật trại nuôi cá và nông dân nuôi cá nên đảm bảo rằng cá giống được thả trong các ao ương ngoài phải trên ba tuần tuổi.

Báo cáo được đăng trên: Omicsonline

Đăng ngày 09/08/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 06:25 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 06:25 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 06:25 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:25 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 06:25 24/04/2024