Tìm đường sống cho cá tầm nội

Theo tin từ Hiệp hội phát triển cá nước lạnh (Việt Nam), mặc dù các cơ quan chức năng đã ra tay quyết liệt, song gần đây tình trạng nhập lậu cá tầm Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra trên phạm vi cả nước. Cá tầm nhập lậu trở thành nguy cơ bóp chết ngành nuôi trồng cá nước lạnh trong nước.

cá tầm nội
Trang trại nuôi cá tầm trong nước. (Ảnh: TL)

Ồ ạt tràn vào Việt Nam

Cá tầm nhập lậu vào Việt Nam qua biên giới phía Bắc dưới nhiều hình thức sau đó được vận chuyển bằng nhiều con đường khác nhau để tuồn vào tiêu thụ tại các thị trường trong nước mà điển hình là vận chuyển qua đường hàng không từ Nội Bài vào thành phố Hồ Chí Minh. Hàng ngày có từ 2-3 tấn cá tầm nhập lậu không rõ nguồn gốc được tuồn vào thành phố Hồ Chí Minh ( tp.HCM) qua sân bay Tân Sơn Nhất và bán ra thị trường với giá rẻ từ 120 000 – 130 000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với cá tầm được nuôi trong nước.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đỗ Quang Tùng - Giám đốc cơ quan quan quản lý CITES Việt Nam khẳng định rằng, cơ quan này chưa hề cấp phép nhập khẩu cá tầm thương phẩm cho bất kỳ đơn vị hay cá nhân nào.

Theo Hiệp hội cá nước lạnh, cá tầm sản xuất trong nước có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo do được nuôi trong điều kiện gần với tự nhiên. So với cá tầm nhập lậu thì cá tầm nuôi trong nước ngon, bổ dưỡng hơn nhiều và đặc biệt không có dư lượng các chất độc hại từ các chất kích thích làm cho cá tăng trưởng nhanh như cá nhập lậu từ Trung Quốc. Do đó, đương nhiên giá thành cá tầm nuôi trong nước có giá cao hơn cá tầm nhập lậu. Đây chính là lý do những người làm ăn phi pháp, bất chấp pháp luật và sức khỏe cộng đồng đã nhập lậu một lượng lớn cá tầm Trung Quốc vào tiêu thụ tại Việt Nam.

Bóp chết cá tầm nội?

Việc nhập lậu cá tầm Trung Quốc nói riêng và các loại thực phẩm nói chung có nguồn gốc không rõ ràng là hiểm họa khôn lường đến sức khỏe cộng đồng và có thể làm suy thoái giống nòi Việt Nam trong tương lai. Đồng thời, nếu để cá tầm Trung Quốc tiếp tục nhập lậu, chúng ta có nguy cơ mất trắng nghề nuôi trồng cá tầm non trẻ đầy tiềm năng trong nước.

Cá tầm nhập lậu giá rẻ không những làm tê liệt mạng lưới phân phối cá tầm được sản xuất trong nước, đang đe dọa sự tồn tại của các nhà sản xuất và nguy cơ hàng nghìn bà con nông dân bị mất việc làm. Trong khi người tiêu dùng hoang mang không dễ phân biệt được đâu là cá tầm Việt Nam, đâu là cá tầm nhập lậu.

Bức xúc trước thực trạng trên, mới đây Hiệp hội cá nước lạnh, các nhà sản xuất, nuôi trồng cá tầm tại Tây Nguyên, các nhà phân phối thủy hải sản tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh Nam Bộ đã gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, các vị lãnh đạo các bộ, ngành liên quan về việc cá tầm không rõ nguồn gốc vẫn đang hàng ngày nhập lậu với số lượng lớn vào Việt Nam.

Ông Trần Văn Hào - Hiệp hội phát triển cá nước lạnh cho biết, hành động này của chúng tôi nhằm kêu gọi các cơ quan chức năng, liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý và ngăn chặn việc nhập lậu cá tầm Trung Quốc nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nghề nuôi trồng cá nước lạnh trong nước.

Báo Công Luận
Đăng ngày 11/07/2013
kim thanh
Kinh tế

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:55 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 10:55 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:55 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:55 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 10:55 14/11/2024
Some text some message..