Ngày 18/3, hội nghị “Bàn giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản (trọng tâm là tôm nước lợ) ướng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL” được tổ chức tại Cà Mau, dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám và Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ Trần Minh Thống và Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định vai trò quan trọng của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) vùng ĐBSCL. “Sản phẩm thủy sản vùng ĐBSCL chiếm 80% sản lượng của cả nước. Trong đó, tôm nước lợ là thế mạnh của vùng. Từ thực trạng nắng nóng kéo dài gay gắt nhất từ trước tới nay, đã tác động đến NTTS.
Hội nghị sẽ đánh giá để đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục duy trì thế mạnh, lợi thế của vùng, trọng tâm là tôm nước lợ nhằm bảo bảo sản lượng phục vụ cho chế biến, xuất khẩu thủy sản”.
Quảng cảnh hội nghị tại Cà Mau ngày 18/3
Ông Như Văn Cần, Vụ trưởng Vụ NTTS cho biết: Hiện lượng nước từ thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu chảy về ít, xâm nhập mặn đã tác động đến NTTS tại một số tỉnh của vùng.
Cụ thể độ mặn giao động từ 15 – 30 phần ngàn, tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang đã vượt 30 phần ngàn. Một số địa phương xâm nhập mặn lấn sâu tới 70 km. Đặc biêt, có những vùng ngọt hóa của Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Bạc Liêu đã bị xâm nhập mặn lên đến 5 – 8 %.
Hầu hết các địa phương có diện tích thả giống ít hơn so với cùng kỳ và chỉ đạt khoảng 50% kế hoạch. Nguyên nhân là do xâm nhập mặn, người dân không dám thả nuôi theo lịch thời vụ.
Tổng cục Thủy lợi dự báo, tình hình xâm nhập mặn có khả năng kéo dài đến đầu tháng 6, muộn hơn cùng kỳ TBNN khoảng gần 2 tháng. Từ tháng 3 trở đi, các vùng cách biển 30 – 45 km, gần như không có nước ngọt; Các vùng cách biển từ 45 – 65 km, có khả năng bị xâm nhập mặn cao, lớn hơn 4 phần ngàn...