Tìm hiểu thêm về ký sinh trùng Gregarine gây bệnh trên tôm

Ký sinh trùng trên tôm là một dạng bệnh phổ biến thường gặp phải trong quá trình nuôi tôm ngày nay, với mật độ nuôi trồng thủy sản ngày một tăng khiến môi trường càng ngày bị ô nhiễm. Đặc biệt, đối với nuôi tôm thâm canh, nếu vệ sinh nước không kỹ sẽ làm ký sinh trùng trong nước phát tán và sinh sôi rất nhanh gây hại cho vật nuôi.

Ký sinh trùng Gregarine
Ký sinh trùng Gregarine

Hiện, ký sinh trùng gây bệnh trên tôm vẫn là vấn đề rất đáng quan tâm trong ngành công nghiệp nuôi tôm. 

Về ký sinh trùng Gregarine 

Ký sinh trùng là một sinh vật sống ký sinh trên một sinh vật sống khác (con người, thực vật, động vật) hay còn gọi là ký chủ. Chúng sống phụ thuộc hoàn toàn vào ký chủ để tồn tại phát triển và sinh sôi. Do đó, ký sinh trùng hiếm khi giết chết ký chủ, nhưng nó có thể là nguồn lây lan bệnh tật, và một vài trong số này có thể gây tử vong cho ký chủ. 

Gregarine (hay còn gọi là ký sinh trùng hai roi) là nguyên sinh động vật ký sinh trong ống tiêu hoá của hầu hết các loại tôm. Chúng xuất hiện ở giai đoạn từ 40-50 ngày sau khi thả giống và xuất hiện với tỷ lệ cao hơn đối với ao nuôi có mật độ cao, lượng hữu cơ trong ao quá nhiều và thời tiết nắng nóng kéo dài. Chúng được phát hiện trong hầu hết trường hợp tôm bệnh phân trắng khi kiểm tra đường ruột tôm dưới kính hiển vi.  

Có ít nhất 3 chi của Gregarine ký sinh trên tôm he là: Nematopsis spp., Cephalolobus spp., Paraophioidina spp. Chúng được tìm thấy trong tôm he nuôi hoặc tôm tự nhiên ở hầu hết các châu lục. Hầu hết các Gregarine có từ 2 đến 3 đốt và đốt cuối cùng có giác bám dùng để bám vào thành dạ dày và ruột tôm. Gregarine ký sinh trong ống tiêu hoá của tôm ở dạng trophozoite (dạng trưởng thành của bào tử động) hoặc ở dạng kén. 

Tôm thẻ chân trắngGregarine ký sinh trong ống tiêu hoá của tôm ở dạng trophozoite. Ảnh: uv-vietnam.com.vn

Điều kiện gây bệnh và dấu hiệu nhận biết 

Bệnh gần như xuất hiện quanh năm, đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng và giao mùa, ở những ao nuôi mật độ cao, ao nuôi, ao lắng cấp nước cải tạo không kỹ chứa ký sinh lây nhiễm sang tôm nuôi. Tôm sẽ nhiễm bệnh do ăn phải các vật chủ trung gian như: nhuyễn thể, ốc, hến, giun nhiều tơ nhiễm gregarine hoặc bào tử của chúng. 

Dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm ký sinh trùng gregarine là tôm chậm lớn, FCR (tỉ lệ chuyển đổi thức ăn) cao. Rất khó phát hiện tôm nhiễm bệnh bằng mắt thường. Dù vậy khi tôm nhiễm rất nặng thì đường ruột có màu vàng hoặc vàng nâu khi tách ruột khỏi cơ thể. Chỉ phát hiện chính xác khi xem ruột giữa tôm dưới kính hiển vi. 

Quá trình tiến triển bệnh phân trắng do ký sinh trùng Gregarine trên tôm 

Khi tôm nuôi bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh tôm sẽ suy yếu, khả năng tạo kháng thể giảm, kết hợp với các nhân tố cơ hội khác tiếp tục tấn công khi tôm đã bị suy yếu, làm cho sức miễn dịch và khả năng đề kháng bệnh giảm đi dẫn đến tôm nhiễm bệnh nặng. 

Tiếp đó ký sinh trùng Gregarine ký sinh đầy trong ruột làm tổn thương các biểu mô thành ruột, hư hại và làm thay đổi các cấu trúc cấu tạo bên trong khiến tôm không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thức ăn cũng như sự cạnh tranh giữa các lợi khuẩn trong đường ruột. Kết hợp cùng với các tác nhân cơ hội cộng gộp tấn công tiếp dẫn đến ruột tôm hư hại. Tiết dịch tiêu hoá kém dẫn đến sự lên men thức ăn trong quá trình tiêu hoá chuyển thối dẫn đến phân trắng. 

Cùng với đó, kết hợp với điều kiện thuận lợi các vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio luôn có hiện diện trong môi trường nước có cơ hội tấn công làm cho gan tuỵ sưng, giảm khả năng tiết dịch tiêu hoá, khi ruột hư hại dẫn tới quá trình lên men thối, gan nhạt màu mất chức năng tiêu hoá, hấp thụ, dữ trữ dinh dưỡng cũng như khả năng miễn dịch, chất chứa trong ruột có màu trắng đến vàng nâu dẫn đến phân trắng. 

Ao tômĐiều kiện thuận lợi các vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio luôn có hiện diện trong môi trường nước 

Phòng bệnh 

Bệnh phân trắng nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì tôm khả năng bắt mồi có thể trở lại bình thường, nhưng nếu cường độ bỏ ăn của tôm quá cao không xử lý kịp thì hiện tượng tôm chết rải rác ngày càng tăng cao. Trong trường hợp, tôm khỏi bệnh thì tốc độ tăng trưởng và hiện tượng tôm bị ốp thân là rất cao.  

Để phòng bệnh do ký sinh trùng Gregarine gây ra, người nuôi có thể sử dụng các chất kích thích để hỗ trợ sự tăng trưởng và đảm bảo sức khoẻ của tôm nuôi. Ngoài ra để phòng tránh bệnh do ký sinh trùng Gregarine gây ra, bà con cũng cần phải cải tạo ao tốt, loại bỏ vật chủ trung gian như ốc và các loại nguyễn thể hai mảnh, lọc và xử lý nước vỏ trước khi thả tôm; Thức ăn cho tôm bố mẹ, những loại thức ăn tươi sống cần được kiểm tra kỹ hoặc chỉ cho ăn khi đã nấu chín. Tăng cường quạt khí trong ao vào mùa nắng nóng kéo dài và bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. 

Đăng ngày 27/11/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 11:12 20/01/2025

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 11:12 20/01/2025

Các giống tôm/cá chịu nhiệt, chịu mặn cao: Lựa chọn bền vững cho nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến môi trường sống của các loài thủy sản, đặc biệt là nhiệt độ tăng cao và hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng phổ biến.

Khô hạn
• 11:12 20/01/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 11:12 20/01/2025

Long An: Người nuôi tôm vui mừng vì giá tăng vào dịp Tết

Sau gần hai năm đối mặt với giá tôm thấp, người nuôi tôm tại Long An đã có lý do để vui mừng khi giá tôm tăng mạnh vào những ngày cuối năm. Đây là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản của tỉnh, mang lại lợi nhuận đáng kể và giúp các hộ nuôi tôm vơi bớt khó khăn tài chính sau một thời gian dài.

Giá tôm
• 11:12 20/01/2025
Some text some message..