Tìm kiếm chú cá voi "Forever Alone" nhất trên Trái đất

Các nhà khoa học đang đi tìm một con cá voi cô độc có tiếng kêu khác thường, lang bạt khắp Thái Bình Dương...

cá voi cô đơn
Tiếng của chú cá voi "cô đơn" nhất thế giới này đã trầm đi một chút vì "tuổi già", nhưng vẫn nhận ra được.

Tuần qua, một nhóm các nhà khoa học đã lập nên dự án cố gắng tìm thấy chú cá voi "cô đơn" nhất thế giới bằng cách theo dõi lộ trình của nó trên Bắc Thái Bình Dương.

Từ cuối thập niên 1980, trong khi tuần tra, lắng nghe tầu ngầm ở Bắc Thái Bình Dương, các nhà hải quân Mỹ đã nghe thấy, ghi lại được những âm thanh cao bất thường của một loài động vật có vú ở trên biển. Nhưng hơn 20 năm nay, họ chưa thực sự tận mắt thấy hình dạng của nó.

Các chuyên gia tin rằng, động vật có vú khổng lồ này có thể là một chú cá voi vây, hay cá voi xanh hoặc là lai giữa hai loài.

Năm 1989, tiến sĩ William Watkins thuộc Viện Hải dương học Woods Hole ở Massachusetts (Mỹ), bắt đầu nghiên cứu các bản ghi âm và nhận thấy rằng bài hát con cá voi này cao bất thường.

Hầu hết những chú cá voi xanh "hát" và giao tiếp với nhau ở tần số khoảng 15 - 20Hz, nhưng chú cá voi "cô đơn" này lại phát ra sóng tín hiệu ở tần số 52Hz. Bởi thế, những chú cá voi khác không thể nghe được tín hiệu phát ra của chú cá voi này. Chính vì lẽ đó mà chú cá voi ở Bắc Thái Bình Dương được mệnh danh là chú cá voi "cô đơn" nhất thế giới.

cá voi forever alone
Tiếng của chú cá voi "cô đơn" nhất thế giới này đã trầm đi một chút vì "tuổi già", nhưng vẫn nhận ra được.

Tiến sĩ Watkins và các đồng nghiệp đã lập lưới và theo dõi cuộc phiêu lưu của chú cá voi này tuy nhiên, điều này là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, những thế hệ nối tiếp tiến sĩ Watkins vẫn chưa hề bỏ cuộc. Họ cho biết, tiếng kêu này thường vang lên khắp đại dương vào các mùa thu, đông. Nó đã trầm đi một chút vì "tuổi già", nhưng vẫn nhận ra được.

Hiện, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực đi tìm chú cá voi đặc biệt này. Tất nhiên, vì con người quá nhỏ bé và thế giới thì vô cùng rộng lớn. Và biết đâu, chú cá voi này không phải là sinh vật F.A duy nhất trên Trái đất.

Theo Daily mail/Tri Thức Trẻ
Đăng ngày 19/07/2013
legiang
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 23:24 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 23:24 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 23:24 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:24 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 23:24 02/12/2024
Some text some message..