Tìm ra nguyên nhân cá lồng bè ở Hà Tĩnh chết đột ngột

Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc vừa có báo cáo kết quả quan trắc đột xuất hỗ trợ kiểm tra, xác định nguyên nhân khiến gần 100 tấn cá nuôi lồng bè trên các con sông ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh chết đột ngột.

Biến động đột ngột của độ mặn, kết hợp sự bất lợi của hàm lượng ô xy hòa tan, độ kiềm và hàm lượng Fe là nguyên nhân gây nên hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt
Hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt không liên quan đến yếu tố dịch bệnh.

Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc vừa có báo cáo kết quả quan trắc đột xuất hỗ trợ kiểm tra, xác định nguyên nhân khiến gần 100 tấn cá nuôi lồng bè trên các con sông ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh chết đột ngột.

“Căn cứ trên các thông số môi trường nước đã phân tích, cơ quan này tạm thời nhận định sự biến động đột ngột của độ mặn, kết hợp với sự bất lợi của các yếu tố khác như hàm lượng ô xy hòa tan, độ kiềm và hàm lượng Fets có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt”, ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh nói.

Cụ thể, kết quả đo và phân tích các chỉ tiêu trong 7 mẫu nước cho thấy: độ mặn trong các mẫu thu thấp, dao động từ 1 - 3% (độ mặn vùng nuôi trước khi xảy ra lũ lụt dao động từ 10 - 15%). Độ kiềm dao động từ 20 - 40mg/l, thấp hơn giới hạn thích hợp 60 – 180 mg/l. Hàm lượng Fe trong mẫu nước cao hơn giới hạn 3,4 lần. Độ pH tại thời điểm thu mẫu thấp hơn giới hạn thích hợp; hàm lượng DO đo tại sông đều thấp hơn giới hạn thích hợp (25 mg/l).

Do độ mặn giảm đột ngột nên cá nuôi bị sốc, giảm khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, sự biến động của độ mặn và độ kiềm ảnh hưởng đến hệ đệm trong môi trường nước, làm giảm pH, giảm sự sinh trưởng của thực vật phù du.

Ngoài ra, sự biến động mạnh của độ mặn cũng dẫn đến việc thay đổi đột ngột các quá trình trao đổi chất, quá trình thẩm thấu của tế bào. Sự thay đổi này khiến cá không kịp thích nghi và tác động mạnh đến sức khỏe. Hơn nữa theo các nghiên cứu trước đây, sự giảm độ mặn dẫn đến tăng độc tố của các kim loại nặng.

cá chết, cá chẽm, nuôi cá, nuôi cá Hà Tĩnh, nuôi cá mùa lũ

Độ mặn giảm đột ngột là nguyên nhân chính khiến cá bị sốc.

Hàm lượng Fets cao có thể là nguyên nhân khác tác động xấu đến sức khỏe của cá. Sắt có thể bám vào mang cá, cản trở quá trình hô hấp của cá. Mặt khác, thời điểm cá chết vào rạng sáng là lúc hàm lượng ôxy trong môi trường nước xuống thấp nhất và nước thượng nguồn đổ về mang theo vật chất hữu cơ và các chất thải nông nghiệp, công nghiệp làm ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi.

Các thông số quan trắc khác đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép.

Đối với yếu tố bệnh, kết quả phân tích 4 mẫu cá thu được đều cho kết quả âm tính với virut VNN và Irrido.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh khuyến cáo, trước mắt người dân không thả giống mới ở thời điểm hiện tại. Tập trung vệ sinh lưới lồng và phơi khô trước khi vào vụ nuôi tiếp theo. Chỉ thả giống mới khi có khuyến cáo của cơ quan chức năng.

Không vứt cá chết ra ngoài môi trường, thu gom và xử lý theo hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương.

Trước đó, NNVN đưa tin, đêm 8/9 trên sông Rào Cái và Sông Nghèn (hay còn gọi sông Đò Điệm), huyện Thạch Hà xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng bè và một số loài cá tự nhiên chết hàng loạt. Ước tính có khoảng gần 100 tấn cá chẽm của hơn 50 hộ dân bị chết.    

NNVN
Đăng ngày 20/09/2019
Thanh Nga
Môi trường

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 10:07 04/10/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 14:11 01/10/2024

Đồi mồi 3 kg chết dạt vào bãi biển xã Nhơn Hải

Theo thông tin từ Tổ chức cộng đồng ( TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhơn Hải tối ngày 29.8 vào khoảng 19h, người dân phát hiện 01 cá thể rùa biển thuộc loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).

Đồi mồi
• 11:52 01/10/2024

Bình Định: Dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam - tỉnh Bình Định” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Rừng ngập mặn
• 10:36 01/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 05:03 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 05:03 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 05:03 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 05:03 06/10/2024

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:03 06/10/2024
Some text some message..