Tin áp thấp nhiệt đới gần bờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 08 giờ ngày 12/9/2016, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Nam-Phú Yên khoảng 300km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 8-9.

ap thap gan bo

Dự báo trong 12 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 19 giờ ngày 12/9/2016, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Nam-Bình Định. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của ATNĐ sau mạnh lên thành bão, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10; biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 07 giờ ngày 13/9/2016, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Trị đến Bình Định có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10; biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Ngoài ra, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận-Cà Mau có mưa dông và gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-9, sóng biển cao từ 2-3m, biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1. Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hường di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ sau mạnh lên thành bão, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định và Bắc Tây Nguyên đêm nay (12/9/2016) đến ngày 14/9/2016 có mưa vừa, mưa to đến rất to. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1-2. Các tỉnh từ Quảng Binh đến Nghệ An, khu vực Nam Bộ và Nam Tây Nguyên có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông kèm gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Để chủ động ứng phó với ATNĐ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (BCĐ TW PCTT) đã ban hành công điện số 22/CĐ-TW hồi 7 h00 ngày 12/9/2016 yêu cầu các tỉnh, thành phố ven biển từ Nghệ An đến Bình Thuận, các Bộ ngành thường xuyên cập nhập thông tin, diễn biến ATNĐ; Theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc với chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; cảnh báo, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân, nhất là các vùng sâu, vùng xa để chủ động các biện pháp phòng tránh. Tổ chức kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Chỉ đạo kiểm tra an toàn đập, hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ đề phòng xảy ra mưa lớn cục bộ. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu. Các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao: tăng cường công tác dự báo, cảnh báo ATNĐ, mưa lũ; triển khai các biện pháp ứng phó với ATNĐ.

Fistenet, 12/09/2016
Đăng ngày 12/09/2016
Ngọc Hà
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 05:35 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 05:35 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 05:35 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 05:35 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 05:35 28/11/2024
Some text some message..