Tin mới nhất về bão số 3 và công tác chỉ đạo phòng chống

Hồi 14 giờ ngày 14/9/2015, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,5 độ vĩ Bắc; 109,6 độ kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Đà Nẵng - Bình Định. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.

bão số 3 di chuyển

Hiện nay, hoàn lưu bão số 3 đã gây gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 tại đảo Lý Sơn và đảo Cồn Cỏ. Vùng ven biển các tỉnh Quảng Trị - Đà Nẵng có gió giật cấp 6-7. Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa tính đến 13 giờ chiều nay phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm như: Kỳ Anh (Hà Tĩnh): 258mm; Tiên Sa (Quảng Nam): 257mm; Trà Khúc (Quảng Ngãi): 215mm;...

Trong khoảng 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15km, Như vậy tối nay (14/9/2015), vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01 giờ ngày 15/9/2015, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Nam-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 40 đến 50km một giờ), giật cấp 7.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 13 giờ ngày 15/9/2015, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, Sóng biển cao từ 3-4m. Biển động rất mạnh. Khu vực ven biển các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Từ ngày 14-16/9/2015, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định, Kon Tum-Gia Lai có mưa to đến rất to (200-300mm). Từ ngày 15-18/9/2015, có mưa vừa, mưa to ở các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh (100-300mm) và đồng bằng Bắc Bộ (50-100mm).

Trên các sông từ Thanh Hóa đến Bình Định và khu vực Bắc Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Mực nước trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định có khả năng lên mức báo động 1 đến báo động 2, các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và khu vực Bắc Tây Nguyên có khả năng lên mức báo động 2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3. Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng vùng trũng tại các tỉnh trên. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 2.

Ngoài ra, khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau có gió tây nam mạnh cấp cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Chủ động phòng chống bão

Tại công điện hỏa tốc số 27/CĐ-TW hồi 10 giờ ngày 14/9/2015, Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các địa phương từ Thanh  hóa đến Bình Thuận và các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và các Bộ: NN và PTNT, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Ngoại giao chủ động đối phó với diễn biễn bão và mưa lũ.

Theo đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến để di chuyển vào bờ, hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định là vùng biển Nam Vĩ tuyến 17, Bắc Vĩ tuyến 13 và Đông Kinh tuyến 113 (vùng nguy hiểm sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến).

Theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; hướng dẫn sắp xếp, neo đậu  bảo đảm  an toàn đối với các tàu thuyền đã vào bờ; các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên chủ động xác định thời điểm cấm biển, không cho tàu thuyền ra khơi, kể cả tàu vận tải.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến, tình hình mưa lũ; cảnh báo kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân; tổ chức chằng chống nhà cửa, công trình, chặt tỉa cành cây đề phòng gió lớn gây thiệt hại; kiểm tra và sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân đảm bảo an toàn cho người đang sinh sống ở ven biển, trên các đảo, các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản, ven sông suối, vùng trũng, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất… Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

Theo Chi cục Phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tính đến 22h ngày 13/9/2015, các cơ quan chức năng đã thông báo và hướng dẫn cho 29.012 tàu/124.747 lao động biết vị trí, hướng di chuyển của bão số 3 để chủ động trú tránh. Tại nhiều địa phương miền Trung, hiện nay, hàng vạn tàu cá đã vào bờ tránh bão số 3. Ngay trong sáng 14/9/2015, hàng chục nghìn ngư dân đã thực hiện việc neo giữ, buộc chặt tàu cá tại các khu tránh bão, đầm, vịnh.

Fistenet, 14/09/2015
Đăng ngày 14/09/2015
Hà Kiều
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 05:44 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 05:44 20/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 05:44 20/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 05:44 20/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 05:44 20/12/2024
Some text some message..