Tinh chất diệp hạ châu và lá ổi trong NTTS

Đây sẽ là những ứng viên tích cực cho việc cải thiện miễn dịch trong tương lai cho cả ngành nuôi trồng thủy sản.

Diệp hạ châu và lá ổi trong NTTS
Diệp hạ châu và lá ổi mang lại nhiều tác động tích cực.

Tăng cường miễn dịch là một trong những chiến lược đầy hứa hẹn để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trong nuôi trồng thủy sản. Ở đa số các loài thủy sản, khả năng miễn dịch thích nghi khá hạn chế, trong khi các phản ứng miễn dịch bẩm sinh lại hoạt động rất mạnh mẽ. Bao gồm các hoạt động thực bào, các tế bào chống viêm, chống oxy hóa, tế bào lympho… là những thành phần vô cùng quan trọng bảo vệ sức khỏe tôm cá.

Để bắt giữ và tiêu diệt mầm bệnh ngoại lai, đại thực bào sẽ giải phóng các chất kháng khuẩn, sau đó tiêu diệt mầm bệnh. Cộng thêm Lysozyme - enzyme chống oxy hóa với chức năng diệt khuẩn mạnh, là một thành phần không thể thiếu trong hệ miễn dịch. Cùng thời điểm đó, cả hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cá cũng đều ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu với mầm bệnh.

Các chiết xuất từ thảo dược tự nhiên đã được áp dụng rất thành công như một phương pháp đầy hứa hẹn để nâng cao hệ miễn dịch cho động vật thủy sản. Trong số những loài thực vật được sử dụng, lá ổi và diệp hạ châu (hay chó đẻ) là những thảo dược đã từ lâu được sử dụng rất rộng rãi cho tôm cá, với nhiều hoạt động dược lý bao gồm kháng khuẩn và cả bảo vệ hệ miễn dịch. Cụ thể, chiết xuất lá ổi và diệp hạ châu đã được chứng minh là cải thiện đáng kể hiệu suất tăng trưởng, chống viêm hiệu quả, tăng khả năng miễn dịch cho niêm mạc và huyết thanh trên cá rô phi, cá chép. Trước đây các nghiên cứu về chiết xuất của lá ổi và diệp hạ châu ngăn chặn vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trong phòng thí nghiệm cũng đã thành công, mang lại bước tiến lớn cho nghề nuôi cá tra.

Rất nhiều thảo dược đã được nâng cấp thành sản phẩm thương mại, do có nhiều tác động tốt tạo nên sự bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Do đó, những hiểu biết mới về đặc tính hóa học cũng như phân tích các hoạt động sinh học của chúng là cần thiết để góp phần nâng cao năng suất nuôi trồng. Trong khi các nghiên cứu trước đây của 2 loại thảo dược trên đối với cá tra chỉ tập trung chủ yếu vào phân tích hệ miễn dịch. Thì ở đây các chuyên gia phân tích sâu hơn về tác dụng điều hòa miễn dịch và loại bỏ những tác dụng phụ của diệp hạ châu gây ra trên cá tra.

Chiết xuất diệp hạ châu là một nguồn thay thế kháng sinh tự nhiên, có tính kháng khuẩn cao, chống căng thẳng và thúc đẩy tăng trưởng, ngoài ra còn kích thích sự thèm ăn và điều hòa các hoạt động miễn dịch cho thủy sản. Tuy nhiên những mức độ bổ sung của loại thảo dược này sẽ gây ra những hiệu quả khác nhau đối với các phản ứng miễn dịch của cá tra. Các dung môi hòa tan được bổ sung cũng ảnh hưởng đến thành phần hóa học của chiết xuất này. Do đó, phải tuân thủ nguyên tắc định lượng để tránh gây ra nhiều tác dụng phụ không đáng có cho cá tra.

Oxide nitric là trung gian cho nhiều quá trình sinh lý trong cơ thể cá tra bao gồm cả quá trình viêm, được giải phóng thông qua đại thực bào và chịu trách nhiệm tiêu diệt mầm bệnh. Oxide này được giải phóng nhiều hơn khi có mặt chiết xuất lá ổi và diệp hạ châu. Lysozyme cũng hoạt động mạnh hơn bình thường, đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng của hệ miễn dịch bẩm sinh trên cá, chủ yếu sản xuất bởi đại thực bào. Việc bổ sung chiết xuất lá ổi và diệp hạ châu cho thấy một kết quả đáng ghi nhận khi mà số lượng đại thực bào tăng lên đáng kể, số lượng các tế bào bị viêm được kiểm soát một cách nghiêm ngặt.

Tăng cường nhiều Flavonoid,  hợp chất trong lá ổi được đánh giá là giúp hỗ trợ tích cực hệ thống miễn dịch của cá tra, hoạt lực còn gia tăng hơn nửa khi cộng thêm những  chiết xuất của diệp hạ châu.  Những chất này có thể được dễ dàng sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm để tăng cường phản ứng miễn dịch và bảo vệ cá chống lại mầm bệnh. Đây sẽ là một ứng viên tích cực cho việc cải thiện miễn dịch trong tương lai cho cả ngành nuôi trồng thủy sản.

Đăng ngày 08/09/2020
Hà Tử
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:33 06/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:33 06/02/2025

Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
• 10:33 06/02/2025

Đánh giá và gợi ý các sản phẩm cần thiết cho bể cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn góp phần làm đẹp không gian sống. Để duy trì một hệ sinh thái bền vững, việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho bể cá là vô cùng quan trọng. Sau đây là những sản phẩm thiết yếu giúp bạn chăm sóc bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
• 10:33 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 10:33 06/02/2025
Some text some message..