Tinh dầu origanum giúp đề kháng bệnh nguy hiểm nhất trên cá chép

Nghiên cứu mới đây của nhà khoa học Ấn Độ cho thấy tiềm năng của chiết xuất kinh giới trong nuôi trồng thủy sản, góp phần thay thế kháng sinh trong việc phòng trị bệnh trên tôm, cá.

cá chép
Vi khuẩn Aeromonas spp. thường gây bệnh cho động vật thủy sản trong nước ngọt, đặc biệt là gây viêm, xuất huyết và hoại tử trên cá chép. Ảnh minh họa

Ở cá, các tuyến phòng thủ không đặc hiệu chính là da và chất nhờn được hỗ trợ bởi một số yếu tố hòa tan, chẳng hạn như hoạt động của các chất bổ sung và lysozyme. Việc sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản đã được nghiên cứu rộng rãi, cho thấy tiềm năng to lớn của chúng trong việc tăng cường khả năng tăng trưởng, khả năng miễn dịch và khả năng chống lại các bệnh nhiễm vi khuẩn. Thảo dược có tác dụng tích cực do chứa các thành phần như polysaccharid, tannin, sắc tố, steroid, terpenoid, flavonoid, hợp chất phenolic, axit hữu cơ, ancaloit, glycosid và tinh dầu có tác dụng kích thích miễn dịch để điều trị các bệnh khác nhau trên cá và kiểm soát nhiễm trùng, ví dụ như bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra.

Oregano chiết xuất từ lá kinh giới (Origanum vulgare) được ghi nhận là chứa hàm lượng tinh dầu cao từ 0,15 đến 1% với thành phần chính là carvacrol (40 đến 70% tùy thuộc vào nguồn gốc), các flavonoid như naringin và các hợp chất phenolic. Nó thường được sử dụng làm thuốc cho người để điều trị các rối loạn dạ dày, dị ứng đường hô hấp, tiểu đường và chữa lành vết thương và như một loại thuốc an thần. Ngoài các nghiên cứu in vivo ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) và cá chẽm đầu vàng (Sparus aurata), oregano đã được chứng minh là thể hiện các hoạt động kháng nấm, chống oxy hóa và kháng khuẩn trong ống nghiệm. Các tác giả đã cho rằng các hoạt động sinh học này của cây là do hàm lượng cao các hợp chất phenolic có trong tinh dầu oregano.

Thí nghiệm này được thực hiện để đánh giá tác dụng của tinh dầu origanum (OEO) đối với năng suất tăng trưởng, chất chống oxy hóa, khả năng kích thích miễn dịch và đề kháng lại vi khuẩn Aeromonas hydrophila  gây ra trên cá chép.

lá kinh giới
Oregano chiết xuất từ lá kinh giới (Origanum vulgare) được ghi nhận là chứa hàm lượng tinh dầu cao từ 0,15 đến 1%.

Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức bổ sung tinh dầu origanum (OEO), chiết xuất từ lá kinh giới với các nồng độ 0, 5, 10, 15 và 20 g/kg thức ăn trong vòng 8 tuần. Sau đó các nghiệm thức được cảm nhiễm với vi khuẩn Aeromonas hydrophila để đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch và đánh giá tỷ lệ sống của cá chép.

Sau 8 tuần, chế độ ăn bao gồm OEO làm tăng đáng kể hoạt động của superoxide dismutase và catalase ở gan (P <0,05); trong khi đó, mức độ malonaldehyde trong gan giảm đáng kể (P <0,05). Mức độ hoạt động lysozyme huyết thanh, hoạt động thực bào và chỉ số thực bào đã được tăng tuyến tính trong chế độ ăn và cho thấy mức cao nhất của chúng trong chế độ ăn 15–20 g OEO/kg. 

Hơn nữa, OEO trong chế độ ăn đã điều chỉnh đáng kể sự biểu hiện tương đối của các gen interleukin-1beta (IL-1β ), interleukin-10 ( IL-10 ) ở gan (P <0,05) và đạt giá trị cao trong chế độ ăn 15–20 g OEO/kg.

OEO trong chế độ ăn uống duy trì cấu trúc mô học bình thường của các mô lá lách và thận trước của cá.

Sau thử thách với vi khuẩn gây bệnh Aeromonas hydrophila, tỷ lệ tử vong tích lũy trong 10 ngày giảm đáng kể (P <0,05); trong khi đó, tỷ lệ sống sót tương đối của cá chép tăng lên khi sử dụng OEO (P <0,05) phụ thuộc vào liều lượng. Nghiệm thức bổ sung 20 g OEO/kg cho thấy tỷ lệ sống cao nhất hơn đạt hơn 70%.

Các kết quả thu được phản ánh vai trò có lợi của OEO trong chế độ ăn để tăng cường tình trạng chống oxy hóa và các phản ứng miễn dịch ở cá chép với mức tối ưu là 20 g/kg chế độ ăn.

Sử dụng tinh dầu thảo dược trong thức ăn thủy sản là một cách tiếp cận quan trọng để duy trì tình trạng sức khỏe của cá, tăng cường khả năng miễn dịch, đề kháng bệnh và đặc biệt góp phần thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

Nguồn: Hany M.R.Abdel-Latif et al (2020). Dietary origanum essential oil improved antioxidative status, immune-related genes, and resistance of common carp (Cyprinus carpio L.) to Aeromonas hydrophila infection, ScienceDirect, Fish & Shellfish Immunology, 08/2020.

Đăng ngày 03/12/2021
Như Huỳnh
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:55 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:55 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 10:55 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 10:55 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 10:55 19/04/2024