Tinh dầu từ cây Bạch hoa tăng trọng cho cá

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy chiết xuất tinh dầu từ cây Bạch Hoa bổ sung vào chế độ ăn có thể giúp cá hồi vân thúc đẩy tăng trưởng.

Tinh dầu từ cây Bạch hoa tăng trọng cho cá
Bạch hoa (Capparis spinos) và sản phẩm tinh dầu chiết xuất (Nguồn: internet)

Cây bạch hoa (Capparis spinosa) là loài cây lâu năm thuộc họ Màn màn, có lá tròn, mọng và hoa to có màu trắng hồng. Thường được sử dụng làm gia vị và trái cây (quả hột). Các bộ phận khác của cây Bạch hoa được sử dụng trong sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm.

Thành phần dược lý của cây Bạch hoa chủ yếu là Polyphenole, bao gồm flavonoid quercetin (173 mg / 100 g) và kaempferol (131 mg / 100 g) và cả anthocyanins.

Thí nghiệm

Trong nghiên cứu này của các nhà khoa học người Thổ Nhĩ Kỳ, chiết xuất tinh dầu từ cây Bạch hoa được bổ sung vào thức ăn cho cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss). Cá hồi vân (12,04 ± 0,71 g) được cho ăn với khẩu phần có chứa ba mức bổ sung tinh dầu khác nhau: 0 (kiểm soát), 0,1 và 0,5 g/kg thức ăn trong 30 ngày.

Khi kết thúc thử nghiệm cho ăn, các mức biểu hiện của gen cytokine bao gồm IL-1β, IL-8, TGF-β, IL-12p40, TNF-α1 và IL-10 trong thận được phân tích bằng qRT-PCR; máu và huyết thanh được thu thập để xác định hoạt động sản xuất anion superoxide (SAP), các hoạt động thần kinh, Lysozyme và Myeloperoxidase.

Sau đó gây bệnh thực nghiệm bằng vi khuần Aeromonas hydrophylia để đánh giá khả năng đề kháng với mầm bệnh.

Oncorhynchus mykiss, tinh dầu Bạch hoa trên cá, tăng trưởng cho cá, nguyên liệu thuốc

Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) Nguồn: blog.naver

Kết quả

Các mức biểu hiện của tất cả các cytokine, ngoại trừ TNF-α1, được tăng lên trong nhóm cá cho ăn 0,1 g/kg-1 so với các nhóm khác. Ở nhóm cá cho ăn có bổ sung 0,5 g/kg chiết xuất từ cây Bạch hoa chỉ có các gen IL-12p40 và IL-10 tăng lên so với nhóm đối chứng.

SAP đã tăng lên ở cả hai nhóm cá có ăn chiết xuất so với nhóm đối chứng, và mức cao nhất đã được quan sát thấy ở 0,1 g/kg (P<0,05).

Các hoạt động của Lysozyme và Myeloperoxidase được ghi nhận là cao nhất trong nhóm cá ăn 0.1g/kg so với các nhóm khác. Tốc độ tăng trưởng đã nhận thấy ảnh hưởng tích cực khi tỷ lệ chiết xuất từ cây Bạch hoa bổ sung vào thức ăn tăng lên.

Tỷ lệ sống cao hơn đáng kể ở các nhóm ăn thức ăn bổ sung 0,1 và 0,5 g/kg chiết xuất so với nhóm đối chứng (P <0,05) sau khi thử nghiệm với Aeromonas hydrophila.

Kết luận

Những kết quả này chỉ ra rằng chiết xuất cây chiết xuất từ cây Bạch hoa (Capparis spinosa) giúp kích thích sự miễn dịch bẩm sinh thông qua các phản ứng trung gian cytokine và thúc đẩy tăng trưởng trong cá. Một nghiên cứu hữu ích đến từ các nhà khoa học Châu Á.

Theo: Soner Bilena Yasemin, Celik Altunoglu, Ferhat Ulu và Gouranga Biswas Đăng trên Sciencedirect

Đăng ngày 07/11/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 08:38 24/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 08:38 24/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 08:38 24/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 08:38 24/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 08:38 24/01/2025
Some text some message..