Tình hình nuôi tôm có nhiều dấu hiệu khả quan trong tháng 1

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 1, tình hình nuôi tôm có nhiều dấu hiệu khả quan, các địa phương đang tập trung chuẩn bị cho vụ nuôi mới năm 2017.

thu hoạch tôm
Thu hoạch tôm nuôi ở Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)

Tại các tỉnh phía Bắc, nhiệt độ thấp khiến tôm nước lợ tăng trưởng chậm hơn các tháng trước, người nuôi tranh thủ thu hoạch nốt những ao đầm tôm để phục vụ Tết.

Đối với những đầm đã thu hoạch xong, người nuôi tập trung nạo vét, cải tạo, xử lý các diện tích ao đầm nuôi tôm để chuẩn bị thả nuôi tôm vụ 1 năm 2017.

Trong khi đó, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lượng nước ở sông hồ, ao đầm không quá căng thẳng nên các địa phương đã có lịch thả tôm từ cuối tháng 12/2016, tiến độ thả tôm nhanh hơn năm 2016. Đầu vụ, các hộ nuôi chủ yếu tập trung nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến và nuôi tôm lúa, diện tích nuôi công nghiệp còn ít.

Tuy nhiên, các địa phương vẫn khuyến cáo người nuôi cần quản lý tốt ao nuôi, theo dõi môi trường nuôi thường xuyên vì trong tháng thời tiết lạnh hơn so với thời điểm này năm ngoái, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, bệnh đốm trắng có thể có nguy cơ bùng phát.

Trong tháng 1/2017, sản lượng tôm sú vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 13.700 tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt 5.900 tấn, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo báo cáo của các địa phương, thị trường tôm trong nước tiếp tục sôi động những ngày giáp Tết.

Cụ thể, tại Bạc Liêu, giá tôm sú và tôm thẻ ôxy/ướp đá nguyên liệu đều tăng so với tháng trước. Tôm sú ôxy cỡ 30 và 40 con/kg tăng 20.000 đồng/kg so với cuối tháng trước lên lần lượt 250.000 đồng/kg và 210.000 đồng/kg; tôm sú ướp đá cỡ 30 con/kg tăng 20.000 đồng/kg lên 220.000 đồng/kg; cỡ 40 con/kg tăng 10.000 đồng/kg lên 180.000 đồng/kg.

Tôm thẻ ướp đá cỡ 50 con/kg tăng 2.000 đồng/kg lên 150.000 đồng/kg và cỡ 60 con/kg tăng 5.000 đồng/kg lên 140.000 đồng/kg.

Tại Kiên Giang, giá tôm sú loại 30 con/kg tăng 5.000 đồng/kg lên mức 240.000 đồng/kg./.Tại các tỉnh phía Bắc, nhiệt độ thấp khiến tôm nước lợ tăng trưởng chậm hơn các tháng trước, người nuôi tranh thủ thu hoạch nốt những ao đầm tôm để phục vụ Tết.

Đối với những đầm đã thu hoạch xong, người nuôi tập trung nạo vét, cải tạo, xử lý các diện tích ao đầm nuôi tôm để chuẩn bị thả nuôi tôm vụ 1 năm 2017.

Trong khi đó, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lượng nước ở sông hồ, ao đầm không quá căng thẳng nên các địa phương đã có lịch thả tôm từ cuối tháng 12/2016, tiến độ thả tôm nhanh hơn năm 2016. Đầu vụ, các hộ nuôi chủ yếu tập trung nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến và nuôi tôm lúa, diện tích nuôi công nghiệp còn ít.

Tuy nhiên, các địa phương vẫn khuyến cáo người nuôi cần quản lý tốt ao nuôi, theo dõi môi trường nuôi thường xuyên vì trong tháng thời tiết lạnh hơn so với thời điểm này năm ngoái, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, bệnh đốm trắng có thể có nguy cơ bùng phát.

Trong tháng 1/2017, sản lượng tôm sú vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 13.700 tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt 5.900 tấn, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo báo cáo của các địa phương, thị trường tôm trong nước tiếp tục sôi động những ngày giáp Tết.

Cụ thể, tại Bạc Liêu, giá tôm sú và tôm thẻ ôxy/ướp đá nguyên liệu đều tăng so với tháng trước. Tôm sú ôxy cỡ 30 và 40 con/kg tăng 20.000 đồng/kg so với cuối tháng trước lên lần lượt 250.000 đồng/kg và 210.000 đồng/kg; tôm sú ướp đá cỡ 30 con/kg tăng 20.000 đồng/kg lên 220.000 đồng/kg; cỡ 40 con/kg tăng 10.000 đồng/kg lên 180.000 đồng/kg.

Tôm thẻ ướp đá cỡ 50 con/kg tăng 2.000 đồng/kg lên 150.000 đồng/kg và cỡ 60 con/kg tăng 5.000 đồng/kg lên 140.000 đồng/kg.

Tại Kiên Giang, giá tôm sú loại 30 con/kg tăng 5.000 đồng/kg lên mức 240.000 đồng/kg./.

TTXVN/Vietnam+, 04/02/2017
Đăng ngày 05/02/2017
Khánh An
Nuôi trồng

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 14:00 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 14:00 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 14:00 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 14:00 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 14:00 17/02/2025
Some text some message..