Toàn tỉnh Ninh Thuận có 2.500 ha sản xuất muối

Những ngày giữa tháng 7-2019, thời tiết của tỉnh có nắng to, gió thổi mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho diêm dân sản xuất muối. Hiện toàn tỉnh có trên 2.500 ha muối đang thu hoạch, với sản lượng cao.

Toàn tỉnh Ninh Thuận có 2.500 ha sản xuất muối
Vùng sản xuất muối ở xã Tri Hải, huyện Ninh Hải

Công việc của diêm dân làm muối bắt đầu từ lúc 6 giờ đến 10 giờ sáng, trời nắng như đổ lửa, nhưng diêm dân vẫn vui vẻ với công việc cào muối. Ông Lê Văn Kiệt, ở thôn Khánh Hội, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải cho biết: làm nghề muối trải qua các công đoạn bơm nước, cào muối và đóng bao là có thu nhập nhưng đòi hỏi diêm dân phải quen với nắng, gió giữa cánh đồng muối không có một bóng cây. Gắn bó mới nghề làm muối đã 20 năm, với 2 ha làm muối, mỗi năm ông Lê Văn Kiệt thu lợi nhuận trên 150 triệu đồng.

Gia đình ông Nguyễn Nhi ở thôn Khánh Nhơn có 6 sào muối đang vào chính vụ thu hoạch, ông Nhi cho biết: thời tiết năm nay so với năm trước thuận lợi hơn nhiều, trời ít mưa, số giờ nắng và giờ gió trong ngày cao nên muối kết tinh nhanh, trung bình khoảng 7 đến 8 ngày, gia đình ông thu một lứa muối. Ông Nguyễn Nhi chia sẻ:“Làm nghề muối này nắng chừng nào thì nó đạt chừng nấy, nhưng mưa là thua, Giá cả muối bữa nay thấy cũng ổn định cho bà con và việc thu được đủ công là bà con làm”.

Theo những nông dân có thâm niên làm muối, để có những hạt muối trắng sáng, kết tinh nhanh không chỉ trông vào nắng, vào gió, mà còn tùy thuộc vào con nước mặn, nhạt. Theo các nhà khoa học gọi là độ mặn của nước biển. Biết được độ mặn của nước sẽ tính toán được chính xác thời điểm thu muối hợp lý. Hạt muối có ngon còn tùy thuộc vào thổ nhưỡng của từng địa phương. Các vùng muối: Cà Ná, Phương Cựu, Đầm Vua không chỉ nổi tiếng ở Ninh Thuận mà còn được cả nước biết đến. Ông Trần Lân, ở thôn Khánh Nhơn - xã Nhơn Hải chia sẻ:”Tính ra một sào cũng tùy theo nước mặn nước lợ, từ 7 đến 8 ngày mình cào 1 lứa cũng được 5 đến 7 tạ/sào, có khi 1 tấn. Thời tiết nếu cứ nắng như vậy và giá như thế thì bà con có thu nhập ổn định”.

sản xuất muối, sản lượng muối, sản lượng thủy sản, giá muối, làm muối

Muối vừa được diêm dân thu hoạch

Hiện nay, diện tích làm muối trên địa bàn tỉnh khoảng 2.500 ha, trong đó có khoảng 1.800 ha muối công nghiệp và 700 ha muối sản xuất trên nền đất. Giá bán muối sản xuất trên nền bạt từ 1.100 –1.300 đồng/kg, muối sản xuất trên nền đất từ 900 – 1.100 đồng/kg, tăng từ 300 – 500 đồng/kg so với giá muối cuối năm 2018. Bên cạnh đó, thời tiết thuận lợi muối được mùa, trung bình mỗi ha ruộng muối cho thu hoạch từ 10 – 15 tấn muối kết tinh nên diêm dân phấn khởi.

Ninh Thuận TV
Đăng ngày 12/07/2019
Minh Tuấn
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 06:34 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 06:34 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 06:34 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 06:34 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 06:34 19/04/2024