Tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng cho tôm giống

Vị thế của ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay dần trở nên quan trọng và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thời gian qua, ngành cũng đang trải qua một giai đoạn khó khăn khi phải đối mặt với giá tôm xuống thấp.

tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, đòi hỏi một loại thức ăn vừa hiệu quả cả về mặt chi phí và dinh dưỡng, đồng thời còn đảm bảo sự bền vững mà ngành đang hướng đến. Elevia được nghiên cứu, xây dựng để phục vụ điều đó. 

Khởi đầu vững vàng 

Sự tăng trưởng và phát triển của tôm là kết quả của sự hấp thu năng lượng và các chất dinh dưỡng mỗi ngày mà đơn cử là protein. Trong thức ăn đạm (protein) là một trong những thành phần chiếm chi phí cao nhất trong thức ăn sử dụng cho tôm, và việc xây dựng một công thức thức ăn đáp ứng đúng nhu cầu về protein của tôm đóng vai trò vô cùng quan trọng.  

Được biết, tôm là động vật bậc thấp không có hệ thống miễn dịch đặc hiệu nên rất dễ nhạy cảm với các yếu tố gây sốc, đặc biệt là các yếu tố môi trường biến động ngoài khoảng tối ưu như: xy hòa tan trong ao thấp (< 5 mg/L), pH quá thấp hay quá cao (pH < 7,5 hay pH > 8,3), độ kiềm quá thấp hay quá cao (< 80 mg/L hay >200 mg/L) cũng như các yếu tố khí độc Ammonia (NH3) và Nitrite (NO2)…Chất lượng thức ăn tốt cũng là yếu tố quan trọng không kém hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho tôm, chất lượng thức ăn kém có thể làm tôm yếu đi và dễ gây ra các bệnh đường ruột, phân lỏng hay làm tăng cao nguy cơ nhiễm các mầm bệnh… 

Tôm giốngTìm kiếm các biện pháp để cải tiến nguồn giống ngày một tốt hơn. Ảnh: vibo.com.vn

Ngoài các giải pháp kỹ thuật và mô hình nuôi nhằm nâng cao chất lượng con giống, ngành công nghiệp thức ăn tôm cũng đang hướng tới sản xuất các dòng thức ăn chức năng giúp tăng cường sức khỏe, tăng đề kháng, chống sốc (chống stress) hay kìm hãm các mầm bệnh…Tuy nhiên, giá thành sản xuất các dòng thức ăn từ các nguyên liệu chức năng cao cấp và các phụ gia được xem là thách thức lớn. 

Thời gian qua, do giá tôm giảm xuống thấp trong khi chi phí thức ăn, nguyên liệu tăng cao đã khiến cho ngành nuôi trồng thủy sản vướng phải không ít khó khăn. Theo đó, nhu cầu của khách hàng cũng thể hiện rất rõ ràng, rằng họ cần một loại thức ăn có thể thúc đẩy sự phát triển, đảm bảo chất lượng con giống và bên cạnh đó phải hiệu quả về mặt chi phí đồng thời đáp ứng yêu cầu bền vững của ngành đang hướng đến. Do đó, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và cho ra Elevia. 

Cải tiến là chìa khóa cho sự thành công 

Elevia là thức ăn cải tiến mới giúp giải quyết những thách thức quan trọng và nâng cao tốc độ tăng trưởng của tôm từ những giai đoạn đầu tiên. Elevia được nghiên cứu và phát triển để đem đến nguồn dinh dưỡng vượt trội và chất lượng nước tốt cho các trại sản xuất giống và ương tôm. Quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng thức ăn đồng nhất và ổn định, từ đó giúp cải thiện sự phát triển và hiệu suất của ấu trùng. Bên cạnh đó, việc quản lý thức ăn cũng được tối ưu hóa và đảm bảo hệ thống nuôi sạch hơn. 

Điểm khác biệt của Elevia không chỉ vì nó có những chứng minh về khoa học mà còn nhận được những kết quả thực tế từ khách hàng. Một số khách hàng lớn ở Ecuador đang trong giai đoạn thử nghiệm sản phẩm và các nhà nghiên cứu nhận được rất nhiều những phản hồi tích cực về Elevia. 

Thức ăn cho tômDo giá tôm giảm xuống thấp trong khi chi phí thức ăn, nguyên liệu tăng cao đã khiến cho ngành nuôi trồng thủy sản vướng phải không ít khó khăn

Đáng chú ý nhất đó là cải thiện tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng nhanh và cho năng suất cao hơn. Skretting cũng đang đàm phán với những khách hàng lớn này về những sản lượng và thị phần. Thành công của Elevia có được nhờ sự cống hiến của các chuyên gia công thức của Skretting về nghiên cứu thành phần, sự cải tiến, tính bền vững và sự tin tưởng của khách hàng. Có thể nói, Elevia là một sản phẩm đỉnh cao của Skretting nhằm hỗ trợ môi trường và cho cả ngành thủy sản 

Một sản phẩm cải tiến như Elevia đảm bảo rằng khách hàng sẽ có những trải nghiệm tốt ngay từ lần đầu tiên sử dụng cho tôm ăn, giúp tôm phát triển vượt trôi hơn, mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực sản xuất tôm giống với mục tiêu “Nuôi dưỡng tương lai”. 

Đăng ngày 25/12/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 10:07 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 10:07 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:07 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 10:07 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 10:07 28/04/2024