Tối ưu tính ổn định của hệ thống Biofloc

Nghiên cứu mới được thực hiện cho phép các chuyên gia có thể hiểu rõ và tối ưu hóa hơn nữa các hệ thống nuôi Biofloc giúp năng suất tăng cao hơn, tính ổn định được đảm bảo hơn qua đó giảm thiểu được các chi phí về môi trường.

Mô hình nuôi
Nuôi tôm Biofloc được coi là “cuộc cách mạng xanh” mới trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc

Những phát hiện trong nghiên cứu mới về Biofloc

Nuôi tôm Biofloc được coi là “cuộc cách mạng xanh” mới trong nuôi trồng thủy sản, công nghệ này dựa trên việc sản xuất vi sinh vật tại chỗ với các vai trò chính như: duy trì chất lượng nước bằng việc hấp thụ các hợp chất nitơ tạo ra trong peotein vi sinh vật tại chỗ, chuyển hóa các chất thải hữu cơ thành nguồn protein cho tôm, cạnh tranh với các loại vi khuẩn gây bệnh. 

Các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đã tiến hành phân tích về sự xuất hiện các vi sinh vật trong hệ thống Biofloc . Trong hệ thống chứa nhiều loại vi sinh vật như: vi tảo, vi khuẩn dị dưỡng, vi khuẩn nitrat hóa, nấm, động vật nguyên sinh và động vật phù du mà vật nuôi có thể tiêu thụ được như tuyến trùng, luân trùng (là loại thức ăn không thể thiếu trong giai đoạn đầu phát triển của ấu trùng các loài tôm, cá)... Sự xuất hiện và số lượng của các vi sinh vật có lợi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm việc sục khí, chiếu sáng, độ mặn, chất lượng nước và mật độ thả nuôi. 

Qua đó, nghiên cứu cũng đánh giá giá trị dinh dưỡng của hệ thống, cho thấy rằng biofloc chứa một lượng đáng kể protein và chất béo, được xem là nguồn dinh dưỡng sẵn có được bổ sung liên tục phục vụ tốt cho việc nuôi cấy. Probiotics và các chất dẫn xuất của vi sinh vật có thể kích hoạt tác dụng kích thích miễn dịch, làm giảm nhu cầu thức ăn của vật nuôi từ 30 - 50%.

Từ một loạt các thử nghiệm hệ thống Biofloc được các nhà khao học thực hiện ở quy mô thương mại đã cho thấy kết quả tích cực với tỷ lệ ổn định trên 90% và năng suất tối đa là 46 tấn tôm/ha trong mỗi chu kỳ nuôi. Các chuyên gia cũng chia sẻ 4 mẹo giúp người nuôi có thể tối ưu hóa độ ổn định hệ thống Biofloc cho trại nuôi của mình.  

Theo dõi và duy trì chất lượng nước  

Cần đảm bảo độ kiềm và lượng oxy hòa tan được tối ưu nhằm giữ cho quần thể vi sinh vật trong hệ thống Biofloc có thể hoạt động một cách hiệu quả và tốt nhất. Sử dụng các trang thiết bị và phương pháp đáng tin cậy trong quá trình giám sát là điều cần thiết hỗ trợ các thông số chất lượng nước được đảm bảo.

Ao nuôiCác bước đầu tiên để thả một ao BFT. Ảnh: thefishsite.com

Để đạt được hiệu suất nhất quán thì việc tạo ra dữ liệu đáng tin cậy bằng cách sử dụng các thiết bị có chất lượng cao và hợp lý là quan trọng nhất. Việc sử dụng các thiết bị công nghệ, kỹ thuật đắt tiền là không bắt buộc, tuy nhiên chất lượng đáng tin cậy của chúng mới là mấu chốt. Nếu số liệu thu được trong quá trình quản lý không chính xác, người nuôi có thể bỏ lỡ các khoảng thời gian quan trọng để hành động. Đặc biệt là khi bắt đầu chu kỳ sản xuất, bắt buộc phải theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu chất lượng nước (hợp chất N, độ kiềm, mật độ vi khuẩn Vibrio…) nhằm có thể kịp thời đưa ra biện pháp xử lý thích hợp thích hợp khi cần. 

Quản lý quần thể vi sinh vật của hệ thống 

Một quần thể vi sinh vật dị dưỡng và hóa dưỡng sẽ có thể kiểm soát sự sinh sôi của tảo trong bể nuôi. Sự có mặt của tảo trong hệ thống Biofloc có thể làm giảm đáng kể lượng oxy vào ban đêm khi chúng nở hoa và nhanh chóng hình thành các vùng bùn kỵ khí tạo điều kiện lây lan mầm bệnh. Các quần thể vi sinh vật này thường tạo ra một môi trường sinh học cạnh tranh với tảo trong việc sử dụng các nguồn dinh dưỡng và không gian sinh sống. Điều này có thể giúp kiểm soát tăng trưởng quá mức của tảo và làm giảm sự xuất hiện của chúng.

Để tạo ra và duy trì quần thể vi sinh vật này được ổn định sẽ phụ thuộc nhiều vào một số yếu tố như: hàm lượng oxy hòa tan, độ pH, độ mặn và nhiệt độ. Trong đó, độ kiềm và mức oxy hòa tan thích hợp là chìa khóa để đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ của chúng. 

Bên cạnh đó, để kích thích quần thể vi khuẩn dị dưỡng phát triển trong hệ thống biofloc, tỷ lệ C:N bổ sung được tăng lên bằng cách bổ sung nguồn carbohydrate (ví dụ như mật đường mía) hoặc giảm hàm lượng protein trong thức ăn. 

Kiểm soát lượng thức ăn và chất thải 

Hệ thống biofloc có thể vận hành với tỷ lệ trao đổi nước rất thấp (khoảng 0.51%/ngày). Trao đổi nước ít giúp cho sự phát triển và hoạt động của biofloc tốt hơn để tăng cường xử lý chất thải hữu cơ và các chất dinh dưỡng, do đó người nuôi phải liên tục theo dõi và quản lý chất lượng nước và chất thải. Nên áp dụng các phương pháp cho ăn phù hợp và không cho vật nuôi ăn quá khẩu phần. 

Tôm nuôiTôm nuôi trong hệ thống biofloc. Ảnh: thefishsite.com

Người nuôi có thể dựa trên kết quả giám sát chất lượng nước mà xem xét đến việc điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho bể nuôi của mình. Nếu hàm lượng Nitơ trong nước cao hoặc khi nhiệt độ xuống thấp, nên giảm lượng thức ăn, tránh cho ăn quá nhiều. Chất thải có thể được giảm thiểu bằng cách điều chỉnh máy cho ăn tự động ở mức độ phù hợp và sử dụng nguồn thức ăn có chất lượng cao, nâng cao khả năng tiêu hóa, giúp đàn tôm tăng trưởng nhanh hơn. 

Việc sử dụng thức ăn kém chất lượng, nguồn carbon dư thừa hoặc cho ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng chất thải, lượng bùn trong bể nuôi và khiến mầm bệnh dễ lây lan. Hàm lượng oxy hòa tan, pH và các thông số khác như lượng amoniac, nitrit và hệ vi khuẩn Vibrio theo đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Sự tích tụ bùn là tác nhân chủ yếu làm mất cân bằng hệ thống nuôi. 

Sử dụng thiết bị nuôi phù hợp, chất lượng 

Để vụ nuôi trong hệ thống Biofloc được thành công, người nuôi cần trang bị cơ sở hạ tầng phù hợp. Các thiết bị sục khí, tạo ôxy thích hợp, thiết kế hệ thống thoát nước,…hiệu quả là rất quan trọng. Quan trọng hơn hết, nên định kỳ vệ sinh, kiểm tra các thiết bị nuôi và bảo quản đúng cách để đảm bảo mọi thứ luôn được hoạt động với hiệu suất cao nhất. 

Đăng ngày 27/06/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 20:59 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 20:59 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 20:59 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 20:59 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:59 24/12/2024
Some text some message..