Tôm bệnh thì vái tứ phương? - Phần 2

Chương trình chứng nhận VietGAP yêu cầu nông dân phải ghi lại thực hành quản lý và tất cả các chất được sử dụng trong ao, bao gồm cả chất kháng sinh.

tôm thẻ chân trắng
Người nuôi tôm chỉ ra rằng “nuôi tôm giống như đánh bạc với trời“. Ảnh cbsnews

Trong một số cuộc phỏng vấn và cả trong các cuộc thảo luận, người nuôi đã bày tỏ tình trạng mất phương hướng của họ. Các hộ nuôi nhận thấy rằng mặc dù áp dụng quy trình VietGAP và thực hành nuôi nghiêm ngặt cũng như áp dụng các hướng dẫn của trung tâm khuyến nông, tôm vẫn chết và họ không nhận thấy hiệu quả tích cực nào có thể thuyết phục họ tin tưởng và áp dụng phương pháp đó. Người nuôi dẫn chứng: “Đơn cử như xã Quỳnh Xuân, nông dân hiểu rõ khoa học, tuân thủ kỹ thuật nuôi nhưng tôm chết hàng loạt. Tỷ lệ tôm chết ở Quỳnh Xuân lên đến 90% ”.

Cán bộ và các chuyên gia nuôi trồng thủy sản của huyện có nhiệm vụ tư vấn cho nông dân, theo dõi sức khỏe con giống, thu thập thông tin và mẫu về sự bùng phát dịch bệnh của nông dân và giám sát các loại thuốc và hóa chất được sử dụng. Họ nhận thấy rằng người nuôi sử dụng nhiều loại thuốc và hóa chất khác nhau bày tỏ lo ngại về việc sử dụng các sản phẩm oxytetracycline được bào chế cho con người, dẫn đến nguy cơ phát sinh kháng thuốc. 

Do diện tích nuôi tôm rất lớn và ít cán bộ nên việc tiếp xúc với nông dân rất hạn chế. Đa số người nuôi cho rằng họ nhận được phản hồi hoặc hướng dẫn từ cơ quan chức năng quá muộn để hành động hoặc hoàn toàn không nhận được phản hồi về mầm bệnh có trong các mẫu được mang đi phân tích. 

Một cán bộ huyện giải thích: “Văn phòng thủy sản tỉnh không cung cấp hóa chất kịp thời để ngăn chặn dịch trong thời gian bùng phát hội chứng vi rút đốm trắng. Vì thời gian ra quyết định dập dịch khá lâu, mất cả tháng trời, nông dân bức xúc, không muốn chờ đợi”. Tuy nhiên, nếu người nuôi nghi ngờ tôm bị dịch bệnh thì họ ngại trình báo với cơ quan chức năng. Một cán bộ Chi cục huyện cũng thừa nhận vấn đề này và cho biết thêm: “Ngay cả khi nằm trong danh mục bệnh đã được đưa vào danh mục dịch thì người nuôi cũng phải chờ đợi rất lâu, nếu tôm bị nhiễm hội chứng chết sớm thì không được cung cấp hóa chất miễn phí. Người nông dân phải tự trả tiền. Chi phí hóa chất để xử lý ổ dịch bệnh khoảng 30 triệu đồng/ha”. 

xử lý nước
Xử lý nước trước, trong và sau khi nuôi có những kỹ thuật và phương pháp khác nhau. Ảnh TQH

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, các trang trại nuôi cũng phải chịu một số hạn chế nhất định có thể làm trì hoãn việc bắt đầu một vụ tôm mới, dẫn đến tình trạng hạn chế báo cáo dịch bệnh. Một trở ngại lớn đối với sự hợp tác, là nông dân thiếu tin tưởng vào các cơ quan chính quyền nói chung. Sự thiếu hành động và hỗ trợ của các cơ quan chức năng đã dẫn sự thiếu tin tưởng và cộng tác của nông dân. Một số cán bộ cũng cho rằng người nuôi cố chấp: “Nông dân ngại thay đổi phương thức canh tác hoặc không tuân thủ các quy định; họ không thông báo cho cơ quan chức năng trong trường hợp dịch bệnh bùng phát và tôm bệnh vẫn tiếp tục được thả ra môi trường”

Các hoạt động của nhiều hộ nuôi tôm được liên kết phức tạp thông qua kênh cấp/xả nước. Một nông dân ở tỉnh Nghệ An cho biết khi tôm bị bệnh hoặc chết, giải pháp của họ là thu hoạch và bán ngay tôm lớn (30–50 ngày tuổi), nếu tôm còn nhỏ (dưới 30 ngày), bà con xả nước trở lại kênh và chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Một số hộ nuôi xử lý tôm chết và nước bằng clo theo khuyến cáo của cơ quan chức năng trước khi xả thải, nhưng họ thường xả trực tiếp ra kênh mà không áp dụng bất kỳ biện pháp khử trùng nào. 

Do cơ sở hạ tầng của hầu hết các trang trại nuôi tôm không bao gồm nguồn cấp nước riêng biệt với các kênh, một trang trại bị nhiễm bệnh sẽ thải nước ô nhiễm vào kênh hoặc sông chung và có thể lây lan mầm bệnh sang các trang trại khác. Hầu hết nông dân tỏ ra lo lắng về vấn đề này, “chúng tôi chỉ có một kênh cho cả cấp nước và xả thải, nhiều người thiếu ý thức cộng đồng”. Một người nuôi khác giải thích: “Chúng tôi không còn tin vào chính quyền nữa vì đã nhiều lần yêu cầu hỗ trợ xây dựng kênh cấp nước, nên xả ra kênh riêng nhưng vẫn không có kết quả”.

Như đã đề cập ở trên, người nuôi tôm chỉ ra rằng “nuôi tôm giống như đánh bạc với trời“, dù nỗ lực nhiều và từng thất vọng nhưng người nông dân cho rằng họ không còn sự lựa chọn nào khác. Họ phải tiếp tục nuôi tôm, hy vọng vào mùa bội thu sau, bởi vì các hộ nuôi đã đầu tư quá nhiều và những khoản vay không nhỏ đến từ ngân hàng hoặc các công ty tư nhân, nên không thể ngừng lại. 

Với việc tuân theo các hướng dẫn, sổ tay hướng dẫn và chương trình chứng nhận chưa đạt được thành công trong giảm bùng phát dịch bệnh, người nông dân kinh nghiệm rằng cách tốt nhất để cố gắng quản lý dịch bệnh chủ yếu là theo dõi và rút kinh nghiệm về những phương pháp điều trị cần thiết hoặc thành công. Cách tiếp cận này cùng với các sản phẩm và chiến lược khác nhau được người nuôi áp dụng để phòng hoặc trị bệnh, mà chính họ gọi là “có bệnh thì vái tứ phương”. 

Mặc dù phần lớn dịch bệnh trên tôm ở Việt Nam là do mầm bệnh virus gây ra, nhưng sự xuất hiện của hội chứng tôm chết sớm do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus đã khiến người nuôi ngày càng sử dụng nhiều kháng sinh để kiểm soát bệnh này, cũng như các bệnh liên quan đến virus. 

tôm bệnh
vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS trên tôm. Ảnh DT

Do đó, nhu cầu cấp thiết là các tổ chức chính phủ và các công ty tư nhân nên cung cấp các dịch vụ chẩn đoán đáng tin cậy, nhanh chóng và giá cả hợp lý, cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh một cách thận trọng chỉ để kiểm soát các bệnh liên quan đến vi khuẩn. Vấn đề sử dụng kháng sinh hiện nay sẽ thúc đẩy sự phát triển kháng kháng sinh không chỉ giữa các mầm bệnh do vi khuẩn gây ra cho tôm mà còn trong ruột tôm và hệ vi sinh vật trong ao nuôi. 

Mặc dù vẫn chưa rõ điều gì góp phần vào tình trạng kháng kháng sinh đáng báo động ở các mầm bệnh do vi khuẩn gây ra trên người, nhưng cần tăng cường kiểm soát và thực thi các quy định hiện hành về sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm Việt Nam, ví dụ: bằng cách hạn chế số lượng kháng sinh được chấp thuận sử dụng trong nuôi tôm. Bên cạnh đó, các can thiệp đa chiều ngoài việc chỉ tập trung vào đào tạo nông dân và thay vào đó giải quyết tình trạng mất an toàn sinh kế cơ bản cũng cần được lưu ý. 

Kính mời quý độc giả theo dõi phần 1: Vi khuẩn gây bệnh trên tôm và thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh khi nuôi trồng thủy sản.

Nguồn: Tran, K. C., Dalsgaard, A., Van, P. T., & Tersbøl, B. P. (2021). To pray in four directions: Understanding Vietnamese farmers’ shrimp health management practices. Aquaculture, 536, 736406. 

Đăng ngày 10/03/2022
Thư Mai @thu-mai
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 17:15 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 17:15 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 17:15 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:15 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 17:15 25/11/2024
Some text some message..