Tôm cá phơi mình vì... điện

Tình trạng tận diệt các loài thủy sản diễn ra khá phổ biến ở miền Tây nhưng cơ quan chức năng hầu như không xử lý đến nơi đến chốn

đánh bắt cá
Dùng xung điện đánh bắt cá sẽ tận diệt nguồn thủy sản vốn đang cạn kiệt ở ĐBSCL Ảnh: THỐT NỐT

Những ngày này, đến các vùng nổi tiếng nhiều cá đồng ở Cà Mau như huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời... không khó để bắt gặp nhiều người dùng xung điện bắt thủy sản. Cá lớn, cá bé, tôm cua, ốc... đều bị chích điện phơi mình để thợ “săn” gom vào giỏ.

Chẳng con gì thoát

Dụng cụ xiệc bằng xung điện khá đơn giản. Chỉ cần một bình điện khoác vai, nối dây dẫn đến 2 thanh kim loại gắn vào 2 thanh tre là có thể tàn sát thủy sản ở tất cả cánh đồng, ao đìa, kênh mương.

Đêm xuống cho đến sáng, trên các kênh mương ở các địa phương sầm sập tiếng máy nổ của dân xiệc cá. Ông Nguyễn Văn Hòa (ngụ xã Trí Lực, huyện Thới Bình) bức xúc: “Đêm đêm họ đi xiệc hà rầm dưới sông, làm bà con nơi đây không nghỉ ngơi gì được. Có những lúc, họ còn trà trộn vô ao để xiệc tôm, thậm chí trộm luôn máy bơm nước”.

Ông Đặng Văn Công (ngụ thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cho biết ghe cào từ nơi khác như Vĩnh Long, TP Cần Thơ đổ về tuyến sông Mái Dầm hoặc Cái Côn để xiệc cá. Các cơ quan chức năng kiểm tra thì họ vứt xuống sông, khi cơ quan chức năng đi thì lặn lấy lên tiếp tục đánh bắt. Theo một người dân chuyên đăng đáy cá trên sông Hậu, ngoài bộ xung điện nói trên, dân hành nghề còn sử dụng lưới có mắt nhỏ li ti đặt trên sông, rạch nên thủy sản cỡ nào cũng dính.

Tại nội ô TP Cần Thơ, con rạch nhỏ mang tên Ngỗng được người dân sống ở 2 bên bờ trồng rau muống nên cá, tôm tìm đến trú ngụ khi nước lớn từ sông Hậu chảy vào. Thế nhưng, hầu như đêm nào con rạch này cũng bị sục tung bởi đội quân xiệc cá túc trực thường xuyên. Anh Phan Văn Huy, một người ở trọ cạnh con rạch này, phản ánh: “Tận diệt kiểu này thì chẳng có con gì sống nổi chứ nói gì đến sinh sôi, phát triển”.

Xử nghiêm nhưng... chẳng sợ

Việc tận diệt thủy sản bằng dụng cụ xung điện từ lâu đã bị các cơ quan chức năng nghiêm cấm nhưng vì miếng cơm manh áo, nhiều người bất chấp.

Ông Nguyễn Thanh Cần - Trưởng Công an xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau - cho biết tình trạng xiệc tôm, cá trên địa bàn những năm gần đây khá phổ biến. Lực lượng công an thường xuyên truy bắt nhưng ít người, phương tiện hạn chế nên khó mà ngăn chặn được các đối tượng xiệc cá trang bị xuồng với động cơ mạnh. “Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn xử lý rõ ràng đối với những người dùng xung điện đánh bắt thủy sản nên rất khó khăn cho lực lượng làm nhiệm vụ. Nếu bắt được các đối tượng này thì chỉ phạt tối đa 2 triệu đồng nên họ chẳng sợ” - ông Cần nói.

Theo thượng tá Nguyễn Chí Dũng - Phó trưởng Công an huyện U Minh, tỉnh Cà Mau - đơn vị thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo người dân về sự nguy hiểm của việc xiệc cá bằng điện. Định kỳ hằng quý, công an các xã kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, tiêu hủy nhiều bộ xung điện. “Chúng tôi tuyên truyền, cảnh báo và giáo dục thường xuyên nhưng người dân vẫn làm liều, gây ra những cái chết thương tâm vì bị điện giật. Những trường hợp xiệc cá có dấu hiệu hình sự, cơ quan điều tra chuyển viện kiểm sát truy tố, đưa ra tòa xét xử” - ông Dũng khẳng định.

Là người chuyên đánh bắt cá bằng xung điện, anh Nguyễn Văn N. (ngụ xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) thừa nhận tuy biết chính quyền địa phương ngăn cấm nhưng vẫn làm liều vì không có nghề nghiệp gì khác để có thể nuôi sống gia đình.

Nên học hỏi Campuchia

Cách đây không lâu, 4 người ở TP Châu Đốc, tỉnh An Giang sang Campuchia đánh bắt cá bằng xung điện trái phép đã bị lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nước này bắn, 2 người tử vong.

Ông Nguyễn Văn Tùng (ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) - chuyên đấu thầu khai thác cá tự nhiên ở Campuchia - kể nguồn lợi thủy sản ở nước này được bảo vệ khá nghiêm ngặt trên những cánh đồng nằm dọc các nhánh phụ của sông Mê Kông. Đặc biệt, trong khoảng thời gian cá mang trứng (từ tháng 7 đến tháng 10) thì nghiêm cấm đánh bắt. Nếu dùng xung điện xiệc cá sẽ bị phạt tiền rất nặng hoặc phạt tù từ 3-4 năm. Sau mùa cá đẻ, Bộ Thủy sản Campuchia cho đấu thầu khai thác đến tháng 6 năm sau.

“Hiện nay, Bộ Thủy sản Campuchia không cho người Việt Nam sang đấu thầu khai thác cá như trước, mà giao cho các HTX tại địa phương thực hiện. Đối với những trường hợp người Việt Nam sang đánh bắt trộm sẽ bị xử lý rất nặng. Nhiều người bị bắt phải bán cả trâu, bò, nhà cửa để chuộc thân” - ông Tùng nói.

Người lao động, 06/08/2016
Đăng ngày 07/08/2016
Nhóm phóng viên
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:11 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 14:11 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 14:11 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 14:11 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 14:11 26/11/2024
Some text some message..