Tôm càng xanh bị chậm lớn do vi khuẩn tấn công

Tôm càng xanh chậm phát triển khi bị nhiễm vi khuẩn E. cloacae.

tôm càng xanh
Tôm càng xanh có thể chậm lớn do vi khuẩn E. cloacae.

Tôm càng xanh là loài tôm nước ngọt có giá trị kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hội chứng chậm tăng trưởng. Sự chậm phát triển của tôm càng xanh đã gây ra thiệt hại đáng kể cho sản xuất và năng suất của ngành nuôi tôm càng xanh trong những năm gần đây. 

Các nghiên cứu trước đây đã xác định một số mầm bệnh liên quan đến sự chậm tăng trưởng ở động vật giáp xác. Trong nghiên cứu này, vi rút âm tính với tôm càng xanh chậm phát triển, nhưng lại phát hiện nhiễm vi khuẩn E. cloacae với tỷ lệ nhiễm 100%. Hơn nữa, một nghiên cứu trước đây cũng cho thấy mức độ nhiễm khuẩn E. cloacae cao ở nhiều trại giống tôm càng xanh ở huyện Gaoyou, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, dẫn đến giảm tỷ lệ sống sót của ấu trùng tôm càng xanh.

Enterobacter cloacae là một loại vi khuẩn gram âm, hình que phân bố rộng rãi trong môi trường trên cạn và dưới nước và được coi là tác nhân gây bệnh cơ hội cho người và các động vật khác. Các nghiên cứu trước đây về nhiễm E. cloacae chủ yếu tập trung vào con người, còn nghiên cứu nhiễm E. cloacae ở động vật thủy sản thì rất hiếm. 

Trong nghiên cứu này Enterobacter cloacae XL3-1 được phân lập từ tôm càng xanh bị bệnh chậm lớn và gây nhiễm vào nước ở các bể nghiệm thức với nồng độ là 2,3×103 CFU/mL. 

Đặc điểm của tôm chậm lớn là trọng lượng và kích thước nhỏ hơn tôm bình thường, chiều dài của tôm trưởng thành chậm lớn khoảng 6-7 cm. Kết quả chạy PCR / RT-PCR âm tính với MrNV, XSV, IHHNV, WSSV, YHV, TSV, MBV, HPV và LSNV, cũng không tìm thấy ký sinh trùng trên cơ thể của tôm càng xanh chậm phát triển. Nhưng lại sự hiện diện của vi khuẩn E. cloacae 100% trên các mẫu tôm càng xanh có tốc độ tăng trưởng chậm này.

Sau một tháng nuôi, tôm bị nhiễm E. cloacae dài 45,1mm và nặng 0,9g còn tôm không bị nhiễm dài 56,4mm và cân nặng 1,9g. Sau hai tháng nuôi, tôm nhiễm E. cloacae có chiều dài cơ thể 58,2mm và nặng 2,9g trong khi tôm không nhiễm đo được 93,2 mm, và nặng 6,6 g. Tất cả tôm ở nhóm nhiễm E. cloacae đều dương tính với E. cloacae, nhưng E. cloacae âm tính với nhóm đối chứng. 

Các mô từ tôm càng xanh chậm phát triển và khỏe mạnh được lấy mẫu để kiểm tra mô học. Ở tôm càng xanh khỏe mạnh, gan tụy bình thường với các tiểu thể sắp xếp có trật tự, màng đáy còn nguyên vẹn và lòng ống được nhìn thấy như một đa giác sao. Ở tôm càng xanh chậm phát triển, tạo khoảng không bào trong các ống gan tụy, phân giải một phần nhung mao trong ruột, biến mất cấu trúc đa giác hình sao trong một số tiểu thể gan tụy. Ngoài ra, không có sự khác biệt rõ ràng về mô học ruột và mang giữa tôm càng xanh phát triển chậm và khỏe mạnh. 

Ảnh hưởng của việc nhiễm mầm bệnh lên gen miễn dịch và gen chuyển hóa ở động vật thủy sản đã được báo cáo rộng rãi, nhưng ảnh hưởng của việc nhiễm mầm bệnh lên gen sinh trưởng hiếm khi được báo cáo. 

Trong nghiên cứu này mức độ biểu hiện của các gen liên quan đến tăng trưởng: CHIT3, Cat, RXR, JHEH và ECR trong gan tụy và cuống mắt ở tôm càng xanh chậm phát triển thấp hơn đáng kể so với tôm càng xanh khỏe mạnh. Mức độ biểu hiện của gen MIH (hormone ức chế lột xác) trong gan tụy và mắt ở tôm càng xanh chậm phát triển cao hơn đáng kể so với tôm càng xanh khỏe mạnh.

Để điều tra khả năng lây nhiễm của tôm càng xanh chậm phát triển, tôm khỏe mạnh sẽ được nuôi chung với tôm chậm phát triển. Kết quả cho thấy sự tăng trưởng khác biệt đáng kể giữa nhóm thử nghiệm và nhóm chứng. Chiều dài cơ thể và trọng lượng cơ thể của nhóm thử nghiệm thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. 

Sau một tháng nuôi chung tôm khỏe mạnh và tôm chậm lớn, chiều dài cơ thể của tôm là 45,9 mm và khối lượng cơ thể 0,8g, chiều dài cơ thể của tôm nhóm đối chứng là 59,7 mm và khối lượng cơ thể của tôm là 1,9g. Sau hai tháng nuôi chung tôm khỏe mạnh và tôm chậm lớn, chiều dài cơ thể của tôm là 49,9mm và khối lượng cơ thể là 1,1g; Chiều dài cơ thể của tôm đối chứng đo được là 93,9mm, khối lượng của tôm là 6,4g.

Ngoài ra, E. cloacae dương tính với tôm khỏe mạnh sau khi nuôi chung với tôm bị hội chứng chậm lớn. Những kết quả này chỉ ra rằng tôm càng xanh với các triệu chứng chậm tăng trưởng đã lây nhiễm và có thể gây ra sự chậm phát triển của tôm càng xanh khỏe mạnh.

Các kết quả nêu trên cho thấy tôm càng xanh chậm phát triển có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. cloacae cao do đó có thể thấy rằng mầm bệnh này là nguyên nhân gây ra sự chậm lớn ở tôm càng xanh.

Đăng ngày 18/08/2020
Sương Phạm
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 23:01 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 23:01 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 23:01 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 23:01 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 23:01 25/04/2024