Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
Nấm đồng tiền gây thiệt hại đáng kể đến năng suất, chất lượng vụ nuôi

Nấm đồng tiền là gì?

Nấm đồng tiền còn được gọi là nấm chân chó, là sự kết hợp của các sợi nấm dạng sợi và sinh vật có khả năng quang hợp. Nấm có hình vảy, hình nhánh cây, hoặc dạng búi thành sợi, nấm có mùi tanh rất nồng, thường bám bào bạt bờ cách mặt nước 20 – 30cm hoặc trên các thiết bị trong ao nuôi.

Hình dạng và cấu tạo của nấm đồng tiền 

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm có hình vảy hay hình cành cây hoặc là hình giống như một búi sợi mắc vào cành cây, đôi khi lại trông giống với chân chó. Loại nấm này phát triển với kích thước nhỏ và sau vài ngày sẽ tăng kích thước rất nhanh trong điều kiện phát triển thuận lợi. Một trong những môi trường tốt để nấm đồng tiền xuất hiện và phát triển mạnh là ao tôm dơ, dư chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải, hay thời tiết giao mùa nhiệt độ thấp,…

Cấu tạo của nấm đồng tiền gồm các tảo hoặc vi khuẩn quang hợp màu lục xen kẽ với các sợi nấm chằng chịt không màu.

Chúng là một loại địa y có mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và sinh vật quang hợp là tảo. Các sợi nấm có trách nhiệm hút nước và muối khoáng cho tảo, còn tảo có nhiệm vụ quang hợp và sản xuất chất dinh dưỡng nuôi sống quần thể cộng sinh.

Dấu hiệu nhận biết nấm xuất hiện trong ao nuôi

Trên tôm

- Tôm ốp thân, còi cọc, chậm lớn và nặng hơn có thể bị rớt đáy do ăn phải nấm đồng tiền.

- Có biểu hiện viêm nhiễm, loét ở các vùng bị nấm, kèm theo tổn thương mô và các dấu hiệu như: lỏng ruột, đường ruột đứt khúc, nặng hơn là bệnh phân trắng

- Tôm yếu, bơi lờ đờ, mất khả năng phản xạ bình thường và có dấu hiệu stress rõ rệt.

- Tôm chậm lớn, bỏ ăn, thậm chí chết rải rác hoặc hàng loạt nếu bệnh phát triển nặng.

Tôm bệnhNấm tác động tiêu cực đến sức khỏe tôm, có các biểu hiện như lỏng ruột, đường ruột đứt khúc,..

Trong ao nuôi

 Nước ao có màu bất thường và có mùi tanh

- Nấm đồng tiền có màu xanh lục, trắng, vàng hay nâu, tùy theo loại tảo cộng sinh với nấm.

- Quan sát thấy có mảng bám (hình vày hoặc hình cảnh cây phân nhánh, búi sợi) trên bề mặt đáy và bờ ao hay đất, đá, và các vật dụng, dụng cụ trong ao nuôi tôm.

- Tôm nổi lên mặt nước hoặc tập trung gần bờ, do điều kiện nước kém khiến chúng khó hô hấp.

Chất lượng nước ao

- Chỉ số oxy hòa tan (DO) giảm, pH và độ kiềm biến động lớn.

- Gia tăng hàm lượng amoniac (NH3), nitrit (NO2-) và các chất hữu cơ phân hủy, tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.

Nấm đồng tiền tác động tiêu cực đến hiệu suất nuôi

Nấm đồng tiền thường xâm nhập vào các bộ phận mềm của tôm, đặc biệt là vỏ, mắt và cơ quan sinh dục, gây viêm nhiễm, loét và tổn thương mô nghiêm trọng. Tôm bị bệnh trở nên suy yếu, chậm lớn và giảm khả năng sinh trưởng tác động đáng kể đến năng suất và chất lượng vụ nuôi của bà con.

Bên cạnh đó, khi nấm phát triển mạnh, các bộ phận của tôm chết sẽ phân hủy, làm gia tăng ô nhiễm trong môi trường ao nuôi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và các vi sinh vật gây bệnh khác phát triển, hình thành một vòng lặp khó kiểm soát nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả.

Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, nấm có thể lây lan nhanh chóng, gây ra tình trạng chết hàng loạt trong ao nuôi. Điều này không chỉ làm giảm sản lượng mà còn gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Ngoài ra, tôm nhiễm nấm không chỉ kém chất lượng mà còn khó tiêu thụ trên thị trường. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, vì tôm bị bệnh không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của thị trường quốc tế.

Đăng ngày 11/02/2025
Nhất Linh @nhat-linh
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025

Tôm chết hàng loạt vì đâu? Sai sót phổ biến người nuôi hay mắc phải

Tình trạng tôm chết hàng loạt là một vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này rất đa dạng, bao gồm các yếu tố về môi trường, dịch bệnh, và kỹ thuật nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 10:07 20/02/2025

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Đọc để có thể chăm sóc đàn cá con tốt nhất có thể

Cách chăm sóc cá cảnh con mới nở là một quy trình tỉ mỉ và yêu cầu kiên nhẫn, nhằm đảm bảo cá con có điều kiện tốt nhất để sinh trưởng. Hãy cùng tìm hiểu các bước cần thiết trong việc chăm sóc cá con từ khi chúng mới chào đời.

Cá cảnh
• 18:19 23/03/2025

Thị trường thức ăn thủy sản dự báo đạt 171,53 tỷ USD vào năm 2030

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 4,1%, từ 129,48 tỷ USD vào năm 2023 lên 171,53 tỷ USD vào năm 2030. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, mức tiêu thụ hải sản ngày càng cao và sự phát triển trong công thức thức ăn giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng cũng như tính bền vững.

Thức ăn thủy sản
• 18:19 23/03/2025

Học gì để làm giàu từ vuông tôm, ao cá? Câu hỏi từ học sinh Cà Mau

Cà Mau – vùng đất được mệnh danh là "thủ phủ tôm" của cả nước, nơi có những vuông tôm, ao cá rộng lớn mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân.

Tư vấn
• 18:19 23/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 18:19 23/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:19 23/03/2025
Some text some message..