Tôm chết hàng loạt ở Quảng Ngãi chưa rõ nguyên nhân

Hiện nay nhiều vùng nuôi tôm ở tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra tôm chết hàng loạt. Ðặc biệt năm xã phía đông của huyện Tư Nghĩa đã xuống giống khoảng 150 ha diện tích ao, hồ, nhưng đã có hơn 100 ha tôm chết, chưa rõ nguyên nhân.

tham tom nuoi

Nông dân huyện Tư Nghĩa kiểm tra tôm. 

 Vụ nuôi tôm năm 2012 ở Quảng Ngãi được nông dân đầu tư khá lớn với hàng trăm ha ao, hồ, con giống. Ðây là vụ nuôi tôm chính trong năm có khả năng cho thu hoạch đạt sản lượng cao. Nhiều nông dân giàu lên nhờ nuôi tôm trong vụ này. Thế nhưng đầu năm nay, nhiều người nuôi tôm ở Quảng Ngãi đang lao đao bởi tôm chết hàng loạt. Những ngày đầu tháng 6 này, chúng tôi về tìm hiểu các đầm tôm ở Mỹ Ðiền, bãi Quan Thánh và Hò Phú thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa đã chứng kiến không khí vắng lặng, đìu hiu bởi sự cố nhiều hồ tôm chết mà chưa rõ nguyên nhân. Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa Nguyễn Văn Bá cho biết: Toàn xã có hơn 60 ha diện tích nuôi tôm được nông dân thả giống nuôi trong vụ đầu của năm 2012. Thế nhưng hiện nay tôm chết hàng loạt dẫn đến tình trạng 50 ha hồ tôm mất trắng. Sự cố này xuất hiện cách đây vài tuần và hiện đang lan ra diện rộng. Nhiều hộ nuôi tôm đành bó tay. Xã làm báo cáo gửi cho huyện và các cơ quan chức năng của tỉnh về nghiên cứu chỉ đạo biện pháp xử lý nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Tiếp xúc nhiều hộ nuôi tôm ở các huyện Mộ Ðức, Ðức Phổ, Tư Nghĩa, bà Trần Thị Diệu (48 tuổi), ngụ ở thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa cho hay: Vụ vừa rồi, gia đình đầu tư khoảng 75 triệu đồng tiền con giống, thức ăn cho ba hồ tôm có diện tích hơn 10.000 m2, thế nhưng thu về chỉ được 5-6 triệu đồng. Còn anh Trần Tâm - một trong nhiều hộ dân có kinh nghiệm nuôi tôm ở xã Nghĩa Hòa bức xúc nói: Ðã nhiều năm nuôi tôm ở đây nhưng chưa lần nào gặp tình cảnh tôm chết nổi đầy hồ như vụ này. Thật khó khăn cho nông dân chúng tôi hiện nay, bởi phần lớn bà con còn nghèo, thiếu nguồn vốn đầu tư, lần này gặp "đại dịch" tôm chết hàng loạt coi như trắng tay. Xót cho hoàn cảnh anh Tâm vừa lội xuống hồ tôm để vớt những con tôm mới chết, trôi nổi trên mặt nước, vừa chia sẻ với bà con nuôi tôm phải chịu chung cảnh thả giống trước thì chết trước, thả giống sau thì chết sau.

Theo lịch thời vụ hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông tỉnh thì phần lớn bà con nuôi tôm ở đây ngay từ đầu vụ đã chọn mua tôm giống được kiểm định và đồng loạt thả xuống hồ bắt đầu từ ngày 2-3 đến 25-5. Ðây là thời điểm thích hợp cho tôm phát triển nhanh, ít có nguy cơ dịch bệnh. Vậy mà tôm nuôi mới được 30-50 ngày tuổi là chết hàng loạt. Các ngành chức năng của huyện và tỉnh đã vào cuộc tìm hướng xử lý nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Theo Phó trưởng Phòng NN và PTNT huyện Tư Nghĩa Trần Tấn, thì diện tích nuôi tôm trong huyện vụ này khá lớn, nhưng đã xảy ra tôm chết hàng loạt gây cho nông dân rất hoang mang. Vừa qua, chúng tôi đã cử tổ công tác về vùng nuôi tôm nghiên cứu, lấy mẫu nước và mẫu con giống để gửi đến Trung tâm kiểm nghiệm Vùng 4 Ðà Nẵng xét nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm mới đây của cơ quan chức năng cho thấy không phát hiện vi-rút gây bệnh dịch thường gặp ở tôm. Ðồng thời, mẫu nước trong các hồ nuôi tôm thuộc năm xã phía đông của huyện không có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Hiện nay, cán bộ thủy sản, thú y của các xã và huyện Tư Nghĩa tiếp tục theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm nhưng kết quả thu về cũng chưa rõ nguyên nhân.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi về dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt có thể là do sự thay đổi bất thường của thời tiết. Vì trong hai tháng nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều cơn mưa trái mùa đã làm cho độ pH trong nước ở các hồ nuôi thay đổi nên làm cho tôm chết trên diện rộng... Tuy nhiên đây chưa phải là nguyên nhân cơ bản, bởi nhiều hộ nuôi tôm có kinh nghiệm chưa đồng tình với nhận định ban đầu của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi. Vấn đề này Sở NN và PTNT cần chỉ đạo Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh vào cuộc một cách quyết liệt, sớm tìm nguyên nhân gây bệnh làm tôm chết hàng loạt. Trên cơ sở đó, đề ra biện pháp xử lý, hướng dẫn nông dân nuôi tôm vụ tiếp theo đúng quy trình kỹ thuật.

báo Nhân Dân
Đăng ngày 17/06/2012
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 14:21 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 14:21 13/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:21 13/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 14:21 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 14:21 13/11/2024
Some text some message..