Tôm được giải oan

Trong tình hình thị trường kinh doanh nhiều áp lực như hiện nay, kết quả POR 7 giúp tiếp thêm sức cạnh tranh cho tôm Việt Nam tại thị trường Mỹ.

shrimp vietnam
Ngành thủy sản Việt Nam lạc quan trước phán quyết mới của DOC. Trong ảnh: Sơ chế tôm xuất khẩu tại một công ty ở ĐBSCL

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 10-9 đã quyết định về mức thuế chống bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh Việt Nam nhập khẩu vào nước này từ ngày 1-2-2011 đến 31-1-2012. Trong quyết định, DOC công nhận toàn bộ 33 doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tôm Việt Nam tham gia đợt xem xét hành chính lần thứ 7 (POR 7) đều không bán phá giá tôm trên thị trường Mỹ nên thuế chống bán phá giá đối với các DN này được trở về mức 0%. Như vậy là sau gần 10 năm áp thuế chống bán phá giá, lần đầu tiên DOC công nhận các DN xuất khẩu tôm Việt Nam không thuộc diện này. Đây được hy vọng là khởi đầu tốt đẹp để tôm Việt Nam có thể thoát khỏi vụ kiện bán phá giá ở Mỹ trong thời gian tới đây.

Hợp lý

Năm 2004, tôm Việt Nam chính thức bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá với mức 4,57% cho các DN tham gia xem xét hành chính lần thứ 1 (từ ngày 16-7-2004 đến 31-1-2006).

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết hồi tháng 3-2013, DOC tạm thời chấp nhận mức thuế 0% đối với tôm Việt Nam vào Mỹ trong năm 2011 và kết quả công bố ngày 10-9 xác nhận chính thức mức thuế suất này. “Kết quả này phù hợp và đánh giá đúng thực tế tôm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ, là đà thuận lợi để tôm Việt Nam tiếp tục được hưởng mức 0% cho các năm nhập khẩu tiếp theo” - ông Hòe lạc quan.

Ông Nguyễn Tấn Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú, phấn khởi: “Trong tình hình thị trường kinh doanh nhiều áp lực như hiện nay, kết quả POR 7 giúp tiếp thêm sức cạnh tranh cho tôm Việt Nam tại thị trường Mỹ”.

Theo lãnh đạo VASEP, mặc dù các DN xuất khẩu tôm Việt Nam đang và sẽ hoạt động theo đúng quy luật của kinh tế thị trường cũng như không nhận được bất cứ sự trợ giá nào từ phía chính phủ song chúng ta cần nhìn nhận việc bị kiện chống bán phá giá là bình thường trong thời hội nhập. Việc đó không thể tránh được mà chỉ có thể tìm cách để hạn chế các rủi ro khi bị kiện. Sở dĩ tôm Việt Nam được “giải oan” là nhờ các DN xuất khẩu tôm bền bỉ đấu tranh, cố gắng chứng minh để DOC phải thừa nhận rằng chúng ta không bán phá giá.

Vẫn còn rủi ro

Ông Trương Đình Hòe cho biết thêm hiện Mỹ đang xem xét mức thuế đối với các lô hàng tôm Việt Nam vào Mỹ năm 2012. Cho đến khi có kết quả tiếp theo của kỳ xem xét hành chính lần thứ 8, các DN sẽ tiếp tục xuất khẩu với mức thuế tạm tính là 0% nhưng vẫn luôn phải đối diện với rủi ro bị thu thuế hồi tố một khi mức thuế mới được xác lập.

“Nếu xuất khẩu mà phải đợi 1-2 năm sau mới biết lô hàng của mình bị đánh thuế bao nhiêu thì ảnh hưởng đến tâm lý và các hoạt động xuất khẩu của DN” - ông Hòe băn khoăn.

Theo quy định của Mỹ, giới chức nước này sẽ rà soát 5 năm một lần về khả năng đưa một mặt hàng cụ thể ra khỏi danh mục các sản phẩm bán phá giá.

Tránh cạnh tranh bằng giá

Lãnh đạo VASEP cho hay để hạn chế bị kiện chống bán phá giá trong thời gian tới, DN xuất khẩu tôm cần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm... để khi có vấn đề xảy ra với thị trường này thì có thể chuyển hướng sang thị trường khác nhằm giảm thiệt hại. Bên cạnh đó, cần đoàn kết để tránh cạnh tranh bằng giá. Một số DN mới gia nhập thị trường hay sử dụng chính sách giá thấp để lôi kéo thị trường. Tuy nhiên, hạ giá thì nguy cơ bị kiện tăng.

Vì thế, việc cần làm là nên chú trọng vào tăng chất lượng cho sản phẩm thay vì giảm giá.

Theo Người Lao Động
Đăng ngày 13/09/2013
Duy Luân
Kinh tế

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 09:56 19/09/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:32 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 10:32 30/09/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 10:32 30/09/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 10:32 30/09/2024

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 10:32 30/09/2024
Some text some message..