Tôm giảm giá nhẹ

Tôm nguyên liệu từ vùng nuôi tại Sóc Trăng giảm giá nhẹ. Tôm sú và tôm thẻ cỡ (size) 40 con/kg đến 100 con/kg bắt đầu giảm giá từ 4.000 đ/kg đến 10.000 đ/kg tùy theo cỡ.

Tôm giảm giá nhẹ
Tôm giảm giá nhẹ. Nguồn Internet

Nhiều người dân nuôi tôm cho biết, sau hơn 3 tháng thả tôm nuôi đầu vụ kiểm soát tốt, dịch bệnh giảm nên năng suất tôm trúng khá.

Ở huyện Trần Đề nuôi tôm TCT đạt năng suất khoảng 7 tấn/ha, huyện Cù Lao Dung đạt khoảng 5 tấn/ha. Còn nuôi tôm sú thâm canh ở huyện Trần Đề đạt khoảng 3,5 tấn/ha và nuôi tôm sú quảng canh cải tiến đạt khoảng 750 kg/ha.

Theo một số Cty Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Sóc Trăng, từ cuối năm 2016 đến nay, giá tôm khá cao, người nuôi tiếp tục thả giống sớm từ đầu năm 2017 và hiện đang thu hoạch, tôm cỡ 70-80 con/kg chiếm phần nhiều.

Tuy nhiên, dự báo nếu với đà trúng tôm, sản lượng tăng với mức cung không giảm có thể giá tôm nguyên liệu sẽ giảm dần. Hiện nay tôm nuôi trong vùng vẫn còn cao so với giá bán. Tôm cỡ 70 con/kg hiện có giá 130.000 đồng/kg trong khi giá tôm thành phẩm thế giới tiêu thụ phổ biến quy ra chỉ 100.000 đồng/kg.

Vì vậy tôm cỡ 70 con/kg có thể sẽ lùi về ngưỡng trên dưới 100.000 đồng/kg khi vào vụ thu hoạch rộ. Vấn đề là làm thế nào hạ giá thành nuôi tôm, nuôi trúng năng suất khá sẽ đảm bảo lợi nhuận nuôi tôm không giảm.

Chi cục Thủy sản Sóc Trăng cho biết: Từ đầu năm đến nay tỉnh Sóc Trăng có trên 5.300 ha nuôi tôm, thả 2.500 triệu con giống. Trong đó tôm thẻ xấp xỉ 4.000 ha, chiếm hơn 74% diện tích thả nuôi, với hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh chiếm 88,8%; đạt 11,9% kế hoạch và bằng 96,2% so với cùng kỳ 2016. Riêng diện tích bị thiệt hại khoảng 626 ha, chiếm tỷ lệ 11,8% diện tích thả. Đến nay có hơn 1.000 ha tôm thu hoạch, với sản lượng trên 4.150 tấn.

Báo Nông Nghiệp
Đăng ngày 20/04/2017
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 18:36 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 18:36 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 18:36 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 18:36 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 18:36 18/02/2025
Some text some message..