Tôm giống Ninh Thuận giữ được thương hiệu nhờ quản lý

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, hàng năm địa phương này xuất ra thị trường khoảng 30 - 35 tỷ tôm giống (tôm post). Đây chính là giống thủy sản chủ lực được Ninh Thuận bán ra khắp cả nước trải dài từ Cao Bằng cho đến Cà Mau, Kiên Giang và nhiều nhất là ở các tỉnh ĐBSCL.

Tôm giống Ninh Thuận giữ được thương hiệu nhờ quản lý
Công tác quản lý chất lượng tôm giống được Chi cục Thủy sản Ninh Thuận thực hiện rất chặt chẽ

Một thương hiệu uy tín

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, hàng năm địa phương này xuất ra thị trường khoảng 30 - 35 tỷ tôm giống (tôm post). Đây chính là giống thủy sản chủ lực được Ninh Thuận bán ra khắp cả nước trải dài từ Cao Bằng cho đến Cà Mau, Kiên Giang và nhiều nhất là ở các tỉnh ĐBSCL.

Hiện tại, ở Ninh Thuận có 498 cơ sở SXKD tôm giống, hơn 1.200 trại tôm. Trong đó 2 vùng SX giống tập trung lớn nhất đã được quy hoạch ở xã An Hải (Ninh Phước) và xã Nhơn Hải (Ninh Hải). Ngoài ra, tỉnh còn có một số vùng SX tôm giống quy mô nhỏ ở ven biển chưa quy hoạch nhưng đã tồn tại từ đầu những năm 90 như Tri Thủy, Tri Hải, Khánh Hội, Cà Ná...

Ông Dư Ngọc Tuân, Chi cục phó Chi cục Thủy sản cho biết, đơn vị này hiện đang quản lý chất lượng tôm giống với 3 nội dung là: Điều kiện SXKD của cơ sở (cơ sở vật chất hạ tầng, con người, bằng cấp, nhà xưởng ...); kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ; kiểm tra chất lượng con tôm post.

“Về tiêu chuẩn chất lượng thì cơ sở SX tự công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các tiêu chuẩn cơ sở tự công bố đó phải dựa trên quy chuẩn Việt Nam. Phía Chi cục có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ về quy chuẩn của các cơ sở đó để hậu kiểm. Trong quá trình thanh kiểm tra nếu phát hiện có sai phạm thì sẽ tiến hành xử lý”, ông Tuân cho biết.

Cũng theo ông Tuân, trong vòng 5 năm trở lại đây, các cơ sở đều thực hiện rất tốt các tiêu chí chất lượng nên thương hiệu tôm giống Ninh Thuận mới được thị trường ưa chuộng như hiện nay. Các các lỗi nhỏ như ghi chép hồ sơ, nhật ký SX chưa đầy đủ không ảnh hưởng đế chất lượng tôm giống nên chúng tôi chỉ nhắc nhở để sửa sai”, ông Tuân nói.

Ngoài việc đảm bảo đủ các tiêu chí theo tiêu chuẩn thì chất lượng tôm giống Ninh Thuận đang dần được nâng cao. Cụ thể, khoảng trên 90% cơ sở tôm giống trong tỉnh nhập tôm bố mẹ từ Mỹ, Singapore, Indonesia, Thái Lan, đều là những nước có quy trình giám sát, gia hóa, lai tạo, chọn lọc gen di truyền, ứng dụng công nghệ chọn giống tôm bài bản và cho ra đời những đàn giống chất lượng. 

Tăng cường chất lượng giống

Đã làm tốt công tác quản lý chất lượng nhưng theo ông Tuân, việc đưa ra các tiêu chí chất lượng tôm giống hiện nay vẫn chưa đầy đủ và thiếu chặt chẽ. Vì vậy, Chi cục Thủy sản Ninh Thuận đang kiến nghị với Tổng cục Thủy sản bổ sung thêm các tiêu chí làm căn cứ để đánh giá chất lượng tôm giống.

“Thực tế SX hiện nay đòi hỏi những yêu cầu cao hơn. Ngoài các tiêu chí đang có, có thể bổ sung thêm những đặc điểm khác. Ví dụ tôm ở độ tuổi bao nhiêu thì có bao nhiêu gai trên đầu. Quy định là khi con tôm xuất bán cho người nuôi tối thiểu phải đạt 10 ngày tuổi thì khi kiểm tra phải đủ 4 gai trên đầu.

tôm giống Ninh Thuận, chất lượng con giống, quản lý con giống, giống tôm

Đàn tôm bố mẹ hết thời hạn sử dụng được giám sát tiêu hủy đúng quy định

Hoặc phần đường ruột ở đốt cuối cùng phải đạt tỷ lệ ¼ so với cơ thịt. Tôm có tỷ lệ đường ruột lớn hơn hay nhỏ so với cơ thịt đều không tốt. Tuy nhiên, muốn bổ sung thêm các tiêu chí về chất lượng phải có ý kiến của các nhà khoa học, các viện nghiên cứu”, ông Tuân cho biết.

Ngoài ra, công tác quản lý vẫn chưa gọn. Chỉ một con giống mà có 2 cơ quan tham gia quản lý là Chi cục Thủy sản và Chi cục Chăn nuôi - Thú y. Nếu giao về 1 đơn vị quản lý thì thuận lợi cho DN rất nhiều. Khi cơ sở chuẩn bị xuất giống chỉ cần báo cho 1 đơn vị xuống vừa kiểm dịch, kiểm tra chất lượng rồi cấp giấy sẽ không mất nhiều thời gian.

Một vấn đề đáng quan tâm là hàng nhái nhãn mác tôm giống gây mất uy tín cho thương hiệu tôm địa phương. Trước vấn đề này, Chi cục Thủy sản Ninh Thuận đang tiến hành xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá chất lượng tôm giống riêng của tỉnh theo dự án “Chứng nhận nhãn hiệu tôm giống Ninh Thuận”.

“Sau này các DNSX tôm giống trên địa bàn muốn sử dụng nhãn hiệu thì đăng ký với Chi cục để chúng tôi kiểm tra các tiêu chí của cơ sở đó có đáp ứng được không. Nếu đáp ứng sẽ cấp giấy chứng nhận được sử dụng nhãn hiệu tôm giống Ninh Thuận và được dán logo tôm giống Ninh Thuận lên sản phẩm. Hiện dự án đã hoàn tất và gửi ra Cục Sở hữu trí tuệ”, ông Tuân cho biết.

Tất cả các đàn tôm bố mẹ nhập về tỉnh thời điểm nào, bao nhiêu con chúng tôi đều nắm được thông qua Cơ quan Thú y vùng VI. Khi tôm chuyển về, Chi cục sẽ thông báo cho DN nhập tôm biết và xuống kiểm tra, xác định thời hạn sử dụng đàn tôm bố mẹ là 4 tháng. Khi cách 1 tuần chúng tôi gửi thông báo và gọi điện trực tiếp cho DN biết đàn tôm của họ ngày tháng nào phải tiêu hủy. Đúng ngày, chúng tôi xuống tận nơi tiêu hủy đàn tôm và chụp ảnh tiêu hủy”, ông Tuân thông tin

 

NNVN
Đăng ngày 16/08/2017
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 14:46 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 14:46 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 14:46 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 14:46 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 14:46 23/11/2024
Some text some message..