Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
Nhiều tôm hùm cá biển chết hàng loạt tại Phú Yên. Ảnh: tienphong.vn

Hiện tượng tôm hùm, cá biển chết hàng loạt ở Phú Yên

Vào đêm 21, rạng sáng 22/6, tại thôn Hòa Thạnh, xã Xuân Cảnh, đã xảy ra hiện tượng thủy sản nuôi lồng bè chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Trong Đó đã có hộ nuôi cá bớp mất trắng hơn 5.000 con.

Không chỉ dừng ở đó, gần 100 hộ nuôi khác ở xã Xuân Cảnh cũng chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều hộ đã đầu tư hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng vào việc nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là tiền vay mượn. Trước tình hình này, người dân mong muốn các ngân hàng có chính sách khoanh nợ, giãn nợ để họ có thể trả dần.

Theo thống kê của UBND thị xã Sông Cầu, có tổng cộng 88 hộ nuôi bị thiệt hại, với số lượng tôm hùm, cá chết lên đến hàng chục tấn, ước tính thiệt hại hơn 7.3 tỷ đồng. Hiện địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp khắc phục sự cố và tiếp tục thống kê thiệt hại.

Lượng oxy hòa tan trong nước giảm khiến tôm cá chết hàng loạt

Theo các hộ nuôi thủy sản, vào thời điểm cá chết, nước trong khu vực nuôi có hiện tượng phân tầng nhiệt độ, với tầng đáy nóng hơn tầng mặt. Nước tại khu vực này cũng có mùi hôi, màu trắng đục, và các loại cá tự nhiên ngoài lồng nuôi cũng bị chết.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đã xác định nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do nhiều bè nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ (cơm cháy, đồng đen) để làm thức ăn cho tôm hùm đã cản trở nước lưu thông và tiêu thụ nhiều oxy vào ban đêm, gây thiếu oxy cục bộ. Mực nước trong khu vực nuôi chỉ đạt 2 - 3m khi triều cường và hầu như không có dòng chảy, làm giảm khả năng lưu thông và cung cấp oxy cho nước. Gió tây nam kết hợp với nắng nóng bất thường (có nơi lên đến 39 độ C) và mưa dông vào chiều tối đã gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt, thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ tầng đáy, tiêu hao oxy và sản sinh khí độc, ảnh hưởng trực tiếp đến tôm, cá nuôi và các loài thủy sản tự nhiên.

Tôm hùmDo mật độ nuôi dày cộng với thời tiết nắng nóng là một trong những nguyên nhân khiến tôm hùm chết hàng loạt. Ảnh: congthuong.vn

Ngoài ra, thời tiết nắng nóng bất thường kết hợp với mưa dông trước thời điểm cá chết cũng góp phần gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ, thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ dưới đáy, làm giảm hàm lượng oxy và sản sinh khí độc, ảnh hưởng trực tiếp đến cá nuôi và cá tự nhiên.

Trước tình hình tôm hùm và cá chết hàng loạt tại thị xã Sông Cầu, UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý vùng nuôi, đồng thời tuyên truyền và hướng dẫn người nuôi thực hiện các quy định về quản lý nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh và hạn chế sự cố môi trường.

Trước đó, từ ngày 18 đến 23 tháng 5, cũng tại thị xã Sông Cầu, đã có 281 hộ nuôi bị ảnh hưởng với hơn 38,4 tỷ đồng thiệt hại.

Để hỗ trợ người nuôi khắc phục khó khăn, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai các biện pháp hỗ trợ tài chính như gia hạn nợ, khoanh nợ, cho vay mới với lãi suất ưu đãi... Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Yên cho biết các ngân hàng đã hỗ trợ 42 khách hàng với dư nợ gần 9.4 tỷ đồng. Trong khi đó, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Phú Yên đã chủ trương áp dụng một số giải pháp xử lý nợ rủi ro theo quy định riêng.

Đăng ngày 29/06/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 00:08 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 00:08 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 00:08 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:08 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 00:08 23/12/2024
Some text some message..