Tôm hùm ôm trứng giá 450 ngàn/kg đổ bộ: Rẻ chưa từng có

Những con tôm hùm ôm trứng tươi sống loại 0,2-0,3kg được bày bán tại một số cửa hàng hải sản ở Hà Nội giá chỉ 450.000 đồng thu hút sự tò mò của rất nhiều người bởi giá rẻ chưa từng có.

Tôm hùm ôm trứng
Khi cắt đôi con tôm hùm ôm trứng, chúng ta dễ dàng nhận thấy thịt vẫn đầy và rất nhiều gạch béo ngậy bên trong.

Thời gian gần đây, tôm hùm xanh đã bắt đầu lên trứng. Những con tôm ôm trứng đỏ au dưới bụng được bán với giá rất rẻ, theo lời quảng cáo của người bán, tôm hùm ôm trứng rất ngon và chắc thịt.

Rao bán tôm hùm trứng trên chợ online, chị Mai Anh (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, tôm hùm trứng bơi sống loại 0,2-0,3 con/kg chị đang bán với giá 450.000 đồng/kg, loại 0,3-0,4kg/kg giá 520.000 đồng/kg. Khách hàng khi đã ăn tôm hùm ôm trứng rồi đều khen ngon và đặt mua nhưng không có nhiều để bán.

“Tôi mua cả lồng từ 1,5-2 tạ tôm hùm xanh tại Cam Ranh (Khánh Hòa) ra Hà Nội bán nhưng mùa này tôm mới bắt đầu lên trứng ở bụng. Cứ 100 con tôm thì có khoảng 20 con có trứng. Bình thường, tôm hùm trứng sẽ bị yếu hơn, hao cân nhanh hơn, nhà hàng họ cũng ít đặt vì bày lên đĩa không được đẹp nên tôi đẩy hàng bán rẻ hơn tôm hùm thịt 100.000 đồng/kg”, chị Mai Anh chia sẻ.

Cũng bán hải sản trên chợ online, chị Vân Thanh (trú tại Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội) thì cho rằng, tôm hùm trứng không ngon bằng tôm hùm thịt, ăn nhạt hơn, giá cũng rẻ hơn.

“Tôi đã từng buôn hải sản và bán cả tôm hùm nên tôi khẳng định tôm hùm trứng không ngon bằng tôm thịt không trứng. Vì bao nhiêu chất dinh dưỡng tôm hùm cái mang đi nuôi hết trứng rồi nên không nhiều thịt và thịt cũng nhạt hơn”, chị Vân Thanh nói.


Nhiều người cho rằng, tôm hùm ôm trứng có chất lượng thịt kém hơn so với tôm hùm không ôm trứng.

Tại cửa hàng hải sản Thu Hằng (Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), những con tôm hùm ôm trứng vẫn đang bơi tung tăng trong bể được bán với giá rẻ chưa từng có. Đối với loại 0,3-0,4kg/ con có giá 490.000 đồng/kg, loại 2 con/kg được bán với giá 520.000 đồng/kg, loại 0,6-0,7kg/ con có giá 620.000 đồng/kg nhưng cũng rất ít khách quan tâm.

Theo chị Hằng – chủ cửa hàng, người mua thường nghĩ tôm có trứng sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng thịt, hơn nữa, tôm hùm hiện tại đã bão hòa, người tiêu dùng ít quan tâm dù giá rẻ hơn cả đợt giải cứu.

Nuôi tôm hùm 8 năm tại Thị xã Sông Cầu (Phú Yên), anh Nguyễn Văn Minh cho biết, tôm hùm bắt đầu đến mùa sinh sản vào cuối tháng 6, hiện tại đã có một số con ôm trứng nên thương lái được đà ép giá. Tuy nhiên, thịt tôm hùm trứng rất ngon và chắc chứ không nhạt thịt hay ít thịt như nhiều người nói.

“Thường thương lái sẽ đi mua cả lồng, mỗi lồng tầm 300 con, họ lọc những con tôm hùm xanh ôm trứng để riêng, khi cân sẽ trừ mỗi con 50g vì trứng nó nặng thôi chứ không ảnh hưởng gì đến thịt. Nhiều người lại thích ăn tôm ôm trứng vì thịt nó cực kỳ ngon, chất thịt dai, gạch rất ngậy và thơm”, anh Minh phân tích.

Theo anh Minh, giá tôm hùm tại bè vẫn ở mức rất thấp, chỉ 500.000 đồng/kg, những con tôm hùm lên trứng đỏ ở bụng thương lái vẫn mua, họ chỉ lọc những con trứng đen bỏ lại. “Những con ôm trứng màu đen còn gọi là tôm cốm sắp xả hết trứng và thay vỏ mới. Thương lái họ lọc ra không mua bởi quá trình vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm sắp lột, hay bị hao hụt cân hơn”.

Anh Đoàn Hiếu, người nuôi tôm tại Cam Ranh (Khánh Hòa) cũng cho rằng, tôm hùm ôm trứng không ảnh hưởng gì đến chất lượng, cả năm mới có 1 mùa tôm ôm trứng nhưng thịt vẫn chắc và đầy.

“Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt của tôm như tôm khỏe hay yếu, loại 1 hay loại 2. Tôi nuôi tôm cả chục năm nay nhưng chưa có thương lái nào chê tôm trứng hết, họ trả giá và mua bình thường như tôm không trứng chứ không rẻ hơn dù chỉ 1 nghìn đồng”, anh Hiếu khẳng định.

Theo tìm hiểu, sức sinh sản của tôm hùm tương đối lớn, chúng có thể đẻ từ 2 đến nhiều lần trong năm. Người tiêu dùng không nên e ngại về chất lượng tôm hùm ôm trứng bởi khi sinh sản, lớp trứng mỏng chỉ bám ở chân bơi, bên ngoài vỏ, không ảnh hưởng gì đến chất lượng thịt tôm bên trong.

Dân Việt
Đăng ngày 17/06/2020
Hồng Cảnh
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 10:16 16/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 00:39 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 00:39 18/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 00:39 18/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:39 18/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 00:39 18/06/2025
Some text some message..