Tôm tham gia kiểm soát chất lượng nước thải

Ở St Petersburg, tại các nhà máy xử lý nước thải bắt đầu bổ sung phương tiện giám sát chất lượng nước. Bên cạnh các con tôm Astacus leptodactylus sống và phát triển trong nước lạnh của sông Neva, từ nay giám sát chất lượng nước còn là loài tôm thẻ chân đỏ phát triển trong nước ấm ở Úc.

kiểm soát chất lượng nước

Ở phía Tây Nam St Petersburg bố trí các nhà máy khổng lồ xử lý nước thải chảy xuống vịnh Phần Lan của biển Baltic. Các nhà máy xử lý nước thải phía Tây Nam St. Petersburg được công nhận là cơ sở sinh thái tốt nhất ở châu Âu. 

Các nhà máy sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất để xử lý nước thải. Giám sát chất lượng nước không chỉ là các loại thiết bị công nghệ cao, mà còn là những “nhân viên” khác thường – những con tôm.

Con vật này rất nhạy cảm với ô nhiễm môi trường sống. Nếu trong nước thải chứa những chất độc hại thì chúng phát tín hiệu “báo động” sớm hơn bất kỳ thiết bị nào. Con tôm có thể phát hiện các độc tố với nồng độ tối thiểu nhất.

Nếu trong nước xuất hiện chất độc, tôm sẽ bị rối loạn nhịp tim, có xu hướng tăng cao. Theo dõi nhịp tim của chúng là các cảm biến đặc biệt gắn vào vỏ tôm, các chỉ số hiển thị liên tục trên màn hình. Nếu nhịp tim của tất cả các con tôm đều tăng đột ngột thì thiết bị phát tín hiệu “báo động”.

Để đánh giá chất lượng nước, tại các nhà máy xử lý nước thải sử dụng hai loài tôm. Đó là loài tôm địa phương của sông Neva - Astacus leptodactylus, và loài tôm thẻ chân đỏ từ Úc. Các con tôm từ sông Neva giám sát chất lượng nước vào mùa đông, còn các con tôm từ Úc - vào mùa hè.

Vấn đề là ở chỗ, loài tôm nước ngọt sống trong sông Neva thích nước mát: 22-23 độ C. Còn các con tôm từ Úc thì thích nước ấm hơn. Nếu con vật hiện diện trong môi trường lạ thường, ví dụ, nhiệt độ nước quá ấm hoặc ngược lại quá lạnh, thì chúng có cảm giác khó chịu. Điều này có thể dẫn đến việc thiết bị phát tín hiệu sai lầm.

Nhiệt độ nước tại các nhà máy xử lý nước thải thay đổi tùy theo mùa: từ 16 độ đến 31 độ C. Vì vậy, “đơn vị công tác gồm các con tôm” thay đổi mỗi năm hai lần.

Những con tôm loại này đã "làm việc" ở St Petersburg từ năm 2005. Mỗi ngày có 6 con giám sát chất lượng nước. Trước khi tham gia vào thành phần “đơn vị công tác” này, các chuyên gia rất cẩn thận trong việc lựa chọn tôm.

Ngoài hai loài tôm, tại nhà máy xử lý nước thải ở St Petersburg cũng sử dụng một số loài cá và ốc sên châu Phi – Achatina. Ốc sên theo dõi chất lượng không khí gần lò đốt chất thải rắn.

Nếu trong nước thải chứa những chất độc hại thì chúng phát tín hiệu “báo động” sớm hơn bất kỳ thiết bị nào. Con tôm có thể phát hiện các độc tố với nồng độ tối thiểu nhất.

Theo Vietnamese.ruvr.ru/Một thế giới, 29/05/2014
Đăng ngày 30/05/2014
Bảo Anh
Môi trường

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 04:37 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 04:37 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 04:37 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 04:37 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 04:37 19/04/2024