Tôm Việt chớp thời cơ tăng xuất khẩu

Tôm Việt đang có lợi thế hơn so đối thủ từ Ấn Độ, Ecuador,… do các nước này chưa trở lại sản xuất bình thường vì phải chống chọi với Covid-19

Tôm thẻ chân trắng
Nếu bảo đảm được nguồn nguyên liệu, tôm Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 4 tiếp tục tăng 5,8%, đạt 244,2 triệu USD, đưa tổng kim ngạch 4 tháng đầu năm lên 872,8 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019. "Việc cơ bản đẩy lùi được dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam góp phần giúp các doanh nghiệp tôm Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuador, do những nước vẫn đang gồng mình chống chọi với Covid-19, chưa thể quay lại với hoạt động sản xuất bình thường." – VASEP nhận định.

VASEP thông tin thêm hiện sản xuất tôm từ các nguồn cung chính trên thế giới gồm: Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… đều đang gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Do dịch bệnh diễn biến khó lường, Ấn Độ kéo dài phong tỏa đến hết tháng 5, khiến chuỗi cung ứng tôm bị đứt gãy. Việc nuôi tôm ở Ấn Độ cũng gặp khó khăn từ khâu con giống đến vấn đề đầu ra, nhà máy chế biến thiếu công nhân, giá tôm và sản lượng tôm sụt giảm mạnh. Ecuador cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự do Covid-19 khi tâm dịch hoành hành ngay trung tâm sản xuất tôm của nước này. Còn tại Trung Quốc, ngành nuôi tôm đang bị dịch bệnh tấn công, gây thiệt hại không nhỏ. Đây là cơ hội cho tôm của Việt Nam nếu bảo đảm được nguồn cung nguyên liệu.

Tháng 4 vừa qua, xuất khẩu tôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc đều tăng. Dù nhu cầu tiêu thụ tôm tại các nhà hàng, khách sạn giảm nhưng tăng tại siêu thị và hệ thống bán lẻ vì người tiêu dùng có xu hướng mua về nhà chế biến trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.

Đặc biệt, tại Mỹ, thị trường nhập khẩu tôm thứ 2 của Việt Nam (sau Nhật Bản), ghi nhận mức tăng trưởng dương 4 tháng liên tục, với tổng kim ngạch 158,7 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do các nhà nhập khẩu Mỹ giảm nhập từ Ấn Độ, Ecuador bởi ảnh hưởng Covid-19.

"Người dân nên mạnh dạn thả nuôi để đón đầu cơ hội giá tôm sẽ phục hồi tốt cuối năm nay nếu Covid-19 trên toàn cầu được kiểm soát hoàn toàn, nhu cầu thị trường hồi phục. Người nuôi cũng nên chú ý đa dạng cỡ tôm khi thu hoạch, không nên chỉ tập trung vào cỡ lớn. Trong bối cảnh dịch Covid-19, các kênh tiêu thụ tôm cỡ lớn như: nhà hàng, khách sạn gần như đóng cửa nên nhu cầu giảm. Trong khi đó, do thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng tôm cỡ trung và nhỏ nhiều hơn" – VASEP khuyến cáo.

Người Lao Động
Đăng ngày 28/05/2020
Ngọc Ánh
Kinh tế

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 04:29 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 04:29 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 04:29 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 04:29 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 04:29 20/04/2024