Tuy nhiên, một số loại thuốc mặc dù đã được cho phép sử dụng ở Việt Nam nhưng lại không được chấp nhận ở nước khác. Lượng thuốc này phải dưới ngưỡng ngưỡng giới hạn tối thiểu (MRPL) ở một số thị trường xuất khẩu để được chứng nhận rằng an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Việt Nam chưa ban hành MRPL đối với mặt hàng tôm. Do đó, với các sản phẩm có dư lượng cloramphenicol dưới 0,3 phần tỷ có thể được chấp nhận tại một số thị trường như EU, Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng lại bị cấm tại các hệ thống siêu thị ở Việt Nam.
Điều này đặt ra khó khăn cho các nhà sản xuất tôm và các siêu thj khi họ đàm phán về giá cả cũng như việc cung cấp tôm cho dịp lễ Tết sắp tới. Trong khi đó, các thỏa thuận mua bán thường được chốt vào tháng 9.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cuối năm ngoái đã bàn giải pháp, tuy nhiên, vấn đề này sau đó đã được bàn giao cho Bô Y tế.
Nuôi tôm thâm canh ở Việt Nam thường gắn liền với việc dọn sạch các vùng rừng ngập mặn để tạo ra các ao nước lợ. Sau mỗi lần thu hoạch, nước thải thưởng được xả vào các vùng nước nước khác mà không qua xử lý. Người dân lại tiếp tục lấy nước từ vùng đó để bơm vào ao phục vụ cho vụ nuôi tôm mới. Điều này khiến nước ở các ao bị ô nhiễm và phải xử lý bằng hóa chất. Thuốc kháng sinh được sử dụng để đảm bảo tôm khỏe mạnh.
Hiện Mỹ và EU đã cấm nông dân sử dụng các loại kháng sinh cũng được dùng cho người trong chăn nuôi tôm. Động thái này nhằm tránh tình trạng kháng thuốc nếu người tiêu dùng ăn nhiều các loại tôm này.
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong nuôi tôm ở Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới cũng đang là rủi ro lớn đối với thị trường này. EU kiểm tra 50% mỗi lô tôm nhập khẩu từ Ấn Độ và nước này đối mặt với nguy cơ bị cấm xuất khẩu sang EU.
Tương lai tôm Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng chưa rõ ràng ngay cả khi đã đạt tiêu chuẩn MRPL của thị trường này. Tại Nhật Bản, 100% lô hàng tôm Việt Nam đều bị kiểm tra thay vì chỉ 30% như thường lệ. Hàn Quốc cũng đã gửi hai bức thư tới Việt Nam cảnh báo việc dư lượng nitrofurans trong tôm.
Tại Mỹ, chính thức từ ngày 31/12/2018, tất cả tôm nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy hải sản nhập khẩu vào Mỹ (SIMP). Chính sách mới với nhiều thủ tục, quy định đang đặt ra nhiều khó khăn, gây lúng túng cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho biết trong nỗ lực cắt giảm dư lượng thuốc kháng sinh, các doạnh nghiệp đang tăng cường giảm sát hoạt động nuôi trồng tôm. Tuy nhiên, điều này lại làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp.