Top 7 sinh vật trong suốt xinh đẹp trong tự nhiên

Trái đất của chúng ta có nhiều loại động vật với màu sắc và hoa văn khác nhau làm cho hành tinh thực sự rất đẹp. Dưới đây là top 6 loài động vật trong suốt trên thế giới.

Top 7 sinh vật trong suốt xinh đẹp trong tự nhiên
Thiên thần đại dương. Ảnh Internet

1. Bướm Glasswing (Greta Oto)


Loài bướm Greta oto quyến rũ bởi đôi cánh gần như trong suốt rất hiếm có của mình.

Greta oto là tên khoa học của một trong những loài bướm xinh đẹp nhất hành tinh có đôi cánh gần như trong suốt. Nếu nhìn gần, người ta sẽ quan sát thấy một lớp màng mỏng có thể nhìn xuyên qua được những đường gân ở giữa trên cánh bướm. Đặc điểm này giúp bướm thủy tinh bảo vệ trước kẻ thù vì rất khó để theo dõi khi chúng đang bay. 

Loài bướm có vẻ đẹp mỏng manh này sống tại những vùng kéo dài từ Mexico xuống Panama thuộc khu vực Trung Mỹ, đôi khi người ta còn bắt gặp chúng ở vùng Florida nước Mỹ.


Để vô hình cánh của loài bướm này có cấu trúc nano ngẫu nhiên, sắp xếp không theo một trật tự nhất định. Vì vậy khi ánh sáng Mặt trời chiếu tới, phần lớn các tia sáng sẽ lọt qua cấu trúc nói trên, dẫn tới hiện tượng cánh bướm vô hình. 

2. Mực ống kính (glass squid)


Ảnh: Monterey Bay Aquarium Research Institute

Mực ống kính (glass squid), hay còn gọi là mực vẹt (cockatoo squid), là một trong những sinh vật lạ dưới đáy biển, với cơ thể gần như trong suốt và đôi mắt khổng lồ. Nó cũng có khả năng phát quang sinh học. Chúng thường sống ở vùng nước nông, có nhiều ánh sáng mặt trời để có thể dễ dàng ngụy trang.

Bạn sẽ không bao giờ biết được rằng Glass Squid bơi bên cạnh cho đến khi bạn vượt qua nó. Nó cũng có thể giữ cho mình mát mẻ với sự giúp đỡ của buồng lớn chứa đầy Amoniac. Nó có khả năng cuộn tròn cơ thể lại như quả bóng giống loài nhím để thoát khỏi kẻ săn mồi dưới biển sâu.


Có khoảng 60 loại khác nhau của mực kính chủ yếu nhìn thấy ở độ sâu trung bình của đại dương.

3. Slap biển (Sea Salp)

Salp biển là một tunicate nổi có hình dạng trống dài khoảng 10 cm (4 inch). Sea Salp có thể di chuyển bằng cách bơm nước qua cơ thể. Trong quá trình bơm nước qua cơ thể, Sea Salp ăn thực vật phù du trong nước. 


Con slap biển với bữa ăn vài con tôm nhỏ.

Chúng có thể nhìn thấy ở hầu hết các đại dương, nhưng phổ biến nhất ở Nam Đại Dương. Nó chủ yếu được nhìn thấy trong vùng nước sâu và với các nhóm lớn.


Nó sẽ rất đẹp nếu bạn thấy toàn bộ đàn Sea Salp di chuyển cùng nhau trong sự đồng bộ hoàn hảo.

4. Bạch tuộc kính (glass octopus)

Bạch tuộc được biết đến là một trong những loài động vật thông minh nhất trên thế giới. Bạch tuộc kính là một trong những loại có cơ thể trong suốt trông giống như ly thủy tinh. Theo Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN), nó được liệt kê là một trong những loài động vật ít quan tâm nhất vì không ai chắc chắn về số lượng bạch tuộc kính. Nó được tìm thấy trên khắp các đại dương, rất khó để nói liệu chúng có nguồn gốc ở Bắc Băng Dương hay Nam Cực hay không. Các nhà nghiên cứu sinh vật biển nói rằng bản chất trong suốt của bạch tuộc kính giúp cho bảo vệ tốt hơn. 


Giống như các bạch tuộc khác, bạch tuộc trong suốt đực có một cánh tay được biến đổi thành một cơ quan sinh dục được gọi là hectocotylus.

5. Ếch thủy tinh

Ếch thủy tinh còn được gọi là “ếch xuyên thấu” bởi vì bụng của con ếch bị bao phủ bởi lớp da mờ. Gan, tim và ruột có thể nhìn thấy rõ ràng khi bạn nhìn thấy con ếch từ phía dưới. Ếch trong suốt thuộc Chi Hyalinobatrachium (Ruiz-Carrana và Lynch, 1991) chứa các loài có xương trắng và màng bụng trong suốt (bề mặt bụng).


Có khoảng 60 loại ếch thủy tinh khác nhau. Nó thường được thấy ở miền nam Mexico, ở Trung và Nam Mỹ. Ếch thủy tinh yêu thích môi trường sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới trên khắp thế giới. Ếch thủy tinh hoạt động vào ban đêm, sống trong thảm thực vật dọc theo suối. Ếch thủy tinh cũng có thể được giữ như vật nuôi nhưng nó đòi hỏi một sự chăm sóc bổ sung và điều kiện khí hậu thích hợp cho chúng để tồn tại. 


Ếch đực có nhiệm vụ bảo vệ trứng 24/24 cho đến khi trứng nở. Ếch còn được biết đến với khả năng đá ong đi xa tổ trứng. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được lý do vì sao bụng ếch lại trong suốt có thể bụng ếch trong suốt để bảo vệ trứng bằng cách gây sự nhầm lẫn cho kẻ thù ăn trứng. Còn màu xanh của lưng ếch giúp ếch ngụy trang tốt khi ở trên mặt lá. 

6. Thiên thần đại dương

Loài sên biển có tên khoa học là Clione limacina (nghĩa là “thiên thần dưới đại dương”). Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, thực chất đây là con ốc sên đặc biệt "không có vỏ che thân". Loài này chỉ có kích thước bằng một hạt đậu và là món ăn “khoái khẩu” của rất nhiều loài sinh vật khác dưới đại dương. 

Loài sên biển này hoàn toàn trong suốt và bạn có thể thấy trái tim màu đỏ của nó. Lúc sinh ra nó có vỏ nhưng khi lớn lên vỏ sẽ biến mất. Sea Angel có đôi chân giống như cánh giúp chúng di chuyển trong nước. Chúng bắt mồi bằng cách bắn xúc tu ra khỏi đầu và đầu nó có 6 xúc tu.

Xem đầy đủ trên: Earthnworld

Đăng ngày 25/06/2018
LỆ THỦY Lược Dịch
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 19:49 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 19:49 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 19:49 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 19:49 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 19:49 24/04/2024