Top 8 loại cá giàu chất béo tốt nhất cho trẻ

Thường xuyên ăn cá giàu chất béo tốt sẽ giúp trẻ tăng cường chức năng của hệ thần kinh, não bộ, thị lực, phát triển toàn diện.

ăn cá giàu chất béo
Nghiên cứu đã cho thấy, trẻ em ăn nhiều loại cá giàu chất béo giúp chỉ số thông minh cao hơn, thị lực tốt hơn, ngủ ngon hơn. Ảnh: winnetnews

BS.CKII Đinh Thị Kim Liên - nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Dinh dưỡng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết, cá là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng vượt trội và tốt cho sức khỏe hơn so với những loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác. Cá giàu đạm, các chất béo tốt, vitamin, khoáng chất, chứa nhiều axit béo DHA kích thích não bộ sản sinh ra chất xám. Thực phẩm giúp nâng cao khả năng nhạy bén, ghi nhớ và năng lực phán đoán của não bộ.

Thực tế, những đứa trẻ duy trì ăn cá trong chế độ ăn hàng ngày thường đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra chỉ số thông minh, có thị lực tốt hơn, ngủ ngon hơn.

BS.CKII Đinh Thị Kim Liên đưa ra lời khuyên về 8 loại cá giàu chất béo omega-3 và DHA tốt cho trí não của trẻ. Phụ huynh có thể tham khảo, chọn lựa chế biến đổi món thường xuyên cho trẻ ăn. Gia đình lưu ý định lượng, hàm lượng dinh dưỡng của các loại cá chỉ mang tính tham khảo, một khẩu phần cá tương đương 85 g.

dinh dưỡng
EPA, DHA và omega-3 rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển não bộ ở trẻ

Cá thu

Cá thu là loại cá biển giàu axit béo tốt omega-3, một khẩu phần cá thu có khoảng 0,59 g DHA và 0, 43 g EPA. Bên cạnh giàu omega-3, cá thu cũng giàu vitamin B12, selen và một số loại chất khoáng khác.

Cá mòi

Loại cá nhỏ, thường được sản xuất đóng hộp và sử dụng như một món ăn nhẹ hoặc khai vị. Một khẩu phần cá mòi chứa DHA và 0,45 g EPA. Bên cạnh đó, cá mòi còn cung cấp cho cơ thể các khoáng chất và vitamin có lợi như: selen, vitamin D và vitamin B12.

Cá hồi

Cá hồi cũng là một trong những loại cá béo tốt và lành tính. Loại cá này có hàm lượng thủy ngân thấp nhất, giàu DHA giúp tăng cường trí não, nhất là đối với những trẻ đang trong quá trình phát triển.

Tùy vào loại cá nuôi hoặc cá tự nhiên, hàm lượng dinh dưỡng có sự chênh lệch, cụ thể là: một khẩu phần ăn cá hồi tự nhiên có 1,22 g DHA và 0,35g EPA và một khẩu phần ăn cá hồi nuôi có 1,24 g DHA và 0,59 g EPA. Ngoài ra, cá hồi còn có hàm lượng cao chất đạm, kali, selen, magie và vitamin B.

Cá hồi
Cá hồi. Ảnh: aginglater

Cá hồi vân

Cá hồi vân khá phổ biến và được nhiều người yêu thích vì có lợi cho sức khỏe. Một khẩu phần cá hồi vân chứa khoảng 0,44 g DHA và 0,40 g EPA. Cá hồi vân cũng giàu đạm, kali và vitamin D.

Cá ngừ

Cá ngừ giàu protein và chất béo. Một khẩu phần cá ngừ cung cấp từ 0,73 g - 1,28 g DHA và EPA. Tuy nhiên, hàm lượng thủy ngân trong cá ngừ tương đối cao, nhất là các loại cá ngừ lớn, có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc trẻ nhỏ có hệ miễn dịch không tốt. Do đó bố mẹ cần cân nhắc việc cho bé ăn loại cá này thường xuyên.

Cá bơn

Cá bơn béo ngậy, dễ chế biến vì không có xương dăm. Một khẩu phần cá bơn chứa khoảng 0.42 g EPA và DHA. Cá bơn cũng là nguồn cung cấp tốt các loại vitamin như vitamin B6, vitamin D, niacin cùng một số loại khoáng chất như kali, selen, phốt pho.

Cá chẽm

Cá chẽm được người Nhật thường xuyên sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Một khẩu phần cá chẽm chứa khoảng 0,47 g DHA và 0,18 g EPA. Ngoài ra, cá chẽm còn cung cấp thêm đạm và selen.

Cá tuyết

Cá tuyết ít béo và giàu đạm. Một khẩu phần cá tuyết cung cấp không nhiều omega-3 (tối đa 0,2g) nhưng dầu từ gan cá tuyết có khoảng 2,6 g omega-3 trong mỗi 15 ml. Không chỉ vậy, cá tuyết còn giàu vitamin B, selen và phốt pho.

Cần lưu ý, với trẻ nhỏ trong độ tuổi ăn dặm, cá cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Trong đó có axit béo omega-3 nhưng cũng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng. Do đó, bố mẹ cần lưu ý.

BS.CKII Đinh Thị Kim Liên khuyến nghị bố mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng và chỉ bắt đầu cho trẻ ăn cá khi bác sĩ đã xác định cá là thực phẩm an toàn dành cho trẻ. Đặc biệt, nếu trong gia đình có người bị dị ứng nghiêm trọng với cá, tôm, động vật giáp xác, hoặc trẻ từng xuất hiện triệu chứng bị dị ứng hoặc đang bị bệnh chàm, bố mẹ nên chia sẻ với bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng thực đơn theo chỉ dẫn.

Cuối cùng, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ăn cá bố mẹ nên ưu tiên chọn mua cá nhiều thịt, ít xương. Những loại cá này giúp tối giản quá trình sơ chế, chế biến, đồng thời giúp giảm nguy cơ bị hóc xương cá. Nên tránh chọn mua các loại cá có nhiều thủy ngân như cá nóc, cá kiếm, cá mập, cá nhám da cam... Hàm lượng thủy ngân tích tụ trong cơ thể quá nhiều có thể tăng nguy cơ tổn thương não và hệ thần kinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

VnExpress
Đăng ngày 23/03/2022
Thu Vân

Dinh dưỡng cho sức khỏe nhờ vào những món ăn từ cá nheo

Từ lâu, cá nheo đã được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, cá nheo được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, góp phần bồi bổ cơ thể và phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Cá nheo
• 10:05 27/06/2024

Giải thích hiện tượng: Tại sao tôm lại bị cong khi nấu chín?

Tôm là một loại thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng trong bữa ăn của nhiều gia đình. Việc nấu tôm đúng cách không chỉ giữ được hương vị thơm ngon mà còn giúp tôm giữ được hình dáng hấp dẫn.

Tôm nấu chín
• 09:55 28/05/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 08:00 29/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:06 17/04/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 22:30 04/07/2024

Xu hướng xuất khẩu ngành tôm châu Á 2024

Tại sự kiện Health and Nutrition Asia 2024 diễn ra ở Thái Lan, các chuyên gia đã nêu lên những thách thức lớn mà ngành tôm châu Á đang phải đối mặt, bao gồm dịch bệnh và sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador.

Tôm thẻ
• 22:30 04/07/2024

Nuôi tôm không kháng sinh

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp của nước ta. Tôm không chỉ là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình mà còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Tôm không kháng sinh
• 22:30 04/07/2024

Khắc phục tình trạng tôm lột dính vỏ

Tôm cần lột vỏ định kỳ để có thể lùi về size nhỏ, tăng giá trị khi xuất bán. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi tôm cần được nuôi trong môi trường có đầy đủ các khoáng chất cần thiết, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng tôm lột bị dính vỏ.

Tôm lột vỏ
• 22:30 04/07/2024

Các yếu tố tác động đến quá trình trao đổi chất của tôm

Trong nuôi tôm, quá trình trao đổi chất của tôm là một yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe và sự phát triển của chúng. Hiểu rõ các yếu tố tác động đến quá trình này sẽ giúp người nuôi tôm tối ưu hóa điều kiện sống cho tôm, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vỏ tôm
• 22:30 04/07/2024
Some text some message..