Top những động vật có cách tự vệ "bá đạo" nhất

Đánh bom cảm tử, phùn máu mắt... là những chiêu tự vệ vô cùng "quái dị" của động vật để tránh khỏi những hiểm nguy trong thế giới tự nhiên hoang dã.

Kiến Malaysia
Kiến Malaysia - "đánh bom" cảm tử

Những thành viên nhỏ bé, trung thành này của lớp côn trùng có ý thức bảo vệ lãnh thổ của chúng cao đến mức sẵn sàng tự sát và cho nổ tung thân mình thành hàng nghìn mảnh bụi hữu cơ nếu cảm thấy đe dọa đến gần.

Đặc trưng độc đáo của kiến Malaysia là loài vật này có các tuyến lớn chứa đầy độc chất trong cơ thể. Khi đánh hơi thấy có kẻ tấn công, chúng phát tín hiệu và giải phóng các tuyến chứa chất độc trên đầu để tự đốt cháy, phát nổ và rải chất độc vung vãi khắp mọi nơi.

Hải sâm báo

hải sâm báo

Nó có tên khoa học là Bohadschia argus. Khi bị đe dọa, loài này sẽ lắc mạnh cơ thể cho đến khi ruột và các cơ quan khác …thòi ra khỏi hậu môn. Ruột của nó sẽ dính vào người kẻ tấn công và cuốn nó vào trong mớ bòng bong này. Ruột của một số loài hải sâm có chất độc gây kích ứng da cho kẻ thù của nó.

Cá mút đá Myxin - tiết chất nhờn dính

cá mút đá

Cá mút đá Myxin là sinh vật sống dưới nước với cơ thể thon dài giống lươn. Khi bị tấn công, chúng chống lại kẻ thù bằng cách nhả ra số lượng lớn chất nhờn dính vốn trở thành một loại gel đặc quánh khi kết hợp với nước.

Sau đó, chúng tự làm sạch mình bằng một chuyển động vắt xoắn từ đầu đến đuôi, loại bỏ mọi chất nhờn. Chất nhờn quánh đặc không chỉ làm phân tán kẻ thù mà còn bao vây những sinh vật nhỏ hơn trong một khối chất nhầy giống như thạch, khiến chúng chết ngạt.

Một cá mút đá Myxin trưởng thành có thể tiết ra lượng chất nhờn đủ để biến một thùng nước 20 lít thành gel đặc quánh trong vài phút.

Hải âu phương bắc Fulmar

hải âu phương Bắc

Loài này có tên khoa học là Fulmarus glacialis. Nó được phát hiện vào năm 1761. Từ Fulmar có nghĩa là “mòng biển hôi”. Điều này hoàn toàn đúng khi những con hải âu Fulmar nhỏ có một cơ chế tự vệ vô cùng độc đáo. Khi phải đối mặt với bất cứ cái gì: kẻ thù ăn thịt hay chỉ một con vật nào đó đi ngang, hải âu con sẽ nôn thẳng vào mặt “kẻ xâm phạm”. Những tia màu cam này tạo ra một mùi cá thối rất khó ngửi. Không chỉ có thế, dầu trong đống tạp chất mà hải âu con nôn ra sẽ khiến lông của kẻ thù bị dính chặt, khiến chúng không thể bay được. Khi những nạn nhân khốn khổ này muốn vùi mình xuống nước để thoát khỏi đống dầu này, chúng sẽ bị chết chìm do dầu đã khiến lông chúng không thể thành chiếc phao cứu hộ cho chúng được nữa.

SeaCucumber

dưa chuột biển

Con vật kì lạ này có cái tên là “Sea Cucumber” (Dưa chuột biển). Nó có thể tự đổi trạng thái cơ thể sang dạng lỏng. Theo các nhà khoa học, trên da của loài này có tồn tại một dạng tế bào protein, các tế bào này cho phép nó hút nước biển vào cơ thể để chuyển sang “dạng lỏng”. Chính vì thế, Sea Cucumber có thể dễ dàng luồn lách vào các khe đá khi thấy bất an. Hiểm hơn nữa là mỗi khi chuyển sang dạng lỏng, loài này cũng không quên tặng cho con vật to xác ngu dại nào đó có ý định tấn công bằng một liều chất độc tiết ra hòa vào cùng cơ thể nó ở dạng lỏng.

Thằn lằn gai

thằn lằn gai

Khi bị tấn công , loài này sẽ hạn chế lượng máu rời khỏi đầu, khiến áp lực máu trên đầu tăng lên, chui vào các mạch máu nhỏ quanh mắt. Nó có thể phun ra một tia máu với độ chính xác tới 1,5m. Máu của loài này vô cùng hôi. Điều này có thể khiến những kẻ thù của nó nản lòng.

Theo Người đưa tin, 26/10/2013
Đăng ngày 27/10/2013
Duyên Trần (tổng hợp)
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 01:14 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 01:14 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 01:14 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 01:14 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 01:14 23/11/2024
Some text some message..