TP. Bạc Liêu: Nông dân cải tạo ao nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường

Thời điểm này bước vào vụ nuôi tôm lần 2 trong năm. Việc cải tạo ao là chuẩn bị cho tôm nuôi có nền đáy ao sạch; chất lượng nước thích hợp và ổn định; ngăn ngừa, hạn chế dịch bệnh xâm nhập và phát triển trong ao nuôi. Vì vậy, cải tạo ao nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường luôn được ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm và tập trung chỉ đạo.

cai tao ao dam
Nông dân xã Vĩnh Trạch cải tạo ao đầm chuẩn bị vụ nuôi tôm mới.Ảnh: C.L

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hút bùn trong vuông tôm không thải bùn ra sông, kênh rạch, từ đó, các tổ chức, nhiều hộ gia đình thực hiện khá nghiêm túc. Ông Huỳnh Ngọc Lâm (xã Hiệp Thành, TP. Bạc Liêu) có 1,2ha đất nuôi thủy sản, chia sẻ: “Qua một vụ nuôi tôm, lượng thức ăn thừa và các chất cặn bã tích tụ ở đáy ao rất nhiều. Nếu mình không cải tạo ao mà tiếp tục thả nuôi thì nguy cơ tôm bị thiệt hại rất cao. Còn nếu sên vét mà không bao ví, để bùn tràn ra xung quanh, khi các hộ nuôi tôm lân cận lấy nước vào ao thì coi như mình hại người ta. Vì vậy, khi cải tạo ao, tôi rất cẩn thận, không để thải chất bùn ra xung quanh”.

Cũng như hộ ông Lâm, hộ ông Nguyễn Văn Đắc (xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu) thực hiện nghiêm túc các quy định của chính quyền địa phương về việc đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình cải tạo ao đầm. Theo ông Đắc, việc bao ví bùn thải không những tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh, mà còn giúp gia đình ông tận dụng nguồn đất để lên liếp trồng rau màu, góp phần cải thiện bữa ăn gia đình.

Ông Đắc bày tỏ: “Lúc trước, gia đình tôi cũng như nhiều bà con trong ấp, mỗi khi cải tạo ao là sên bùn đổ thẳng ra sông. Việc làm này vừa lãng phí đất vừa gây ô nhiễm môi trường. Vụ nuôi tiếp sau đó, tôi lại lấy nước từ con sông trước đây đã xả thải bùn vào ao nuôi. Do vậy tôm nuôi chết rất nhiều. Giờ thì mọi người đều ý thức được tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh môi trường nuôi, nhất là không còn ai thải bùn ra sông”.

TP. Bạc Liêu hiện có 6.247ha nuôi thủy sản; trong đó, diện tích đang cải tạo là 800ha. Để giúp bà con chủ động trong việc cải tạo ao đầm cũng như thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật để có vụ nuôi tôm thành công, thời gian qua, cán bộ kỹ thuật của Phòng Kinh tế thành phố luôn bám sát địa bàn để hướng dẫn bà con. Ông Nguyễn Văn Hưởng, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP. Bạc Liêu, cho biết: “Mỗi năm 2 lần, bà con nuôi tôm trên địa bàn thành phố cải tạo lại ao đầm nuôi tôm. Tuy nhiên, không ít hộ chưa nắm được các quy trình xử lý ao nuôi; vì thế, đơn vị phải cử cán bộ kỹ thuật đến tận nơi hướng dẫn bà con. Bên cạnh đó, đơn vị còn mở các lớp tập huấn, hướng dẫn bà con cách cải tạo từng vùng đất. Từ đó, giúp bà con có lựa chọn phù hợp trong việc cải tạo ao nuôi tôm của mình”.

Báo Bạc Liêu, 29/09/2016
Đăng ngày 01/10/2016
Nguyễn Chí
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 20:24 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 20:24 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 20:24 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:24 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 20:24 26/12/2024
Some text some message..