TP Cần Thơ: Tình hình nuôi tôm càng xanh

Với diện tích mặt nước ngọt khoảng 600.000 ha và hệ thống sông ngòi chằng chịt, nguồn nước dồi dào là điều kiện tốt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là nơi có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt

TP Cần Thơ: Tình hình nuôi tôm càng xanh
TP Cần Thơ: Tình hình nuôi tôm càng xanh

Hiện nay, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm tăng diện tích nuôi, năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế. Mô hình kết hợp giữa nuôi thủy sản và trồng lúa đã dần trở nên phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL.

Trong đó, tôm càng xanh là một đối tượng nuôi rất được quan tâm vì đây là loài tôm có kích thước lớn, hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, dễ chế biến, được nhiều người trong nước cũng như trên thế giới ưa chuộng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, đa dạng hóa đối tượng nuôi và tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu cho cả nước. Tôm càng xanh được nuôi tập trung nhiều ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre và Cần Thơ.

Nuôi tôm càng xanh toàn đực đã cải thiện đáng kể về tốc độ tăng trưởng, hệ số thức ăn, tỷ lệ sống, cỡ tôm đồng đều hơn, năng suất và lợi nhuận cao hơn so với mô hình nuôi tôm giống bình thường. Ngoài ra, tôm càng xanh phát triển đồng loạt, người nuôi có thể thu hoạch cùng một lúc với sản lượng lớn vào cuối vụ nuôi nên tiết kiệm được công lao động. Bệnh cạnh đó, vùng nuôi tôm càng xanh chuyên có thể cung ứng một lượng lớn tôm càng xanh phục vụ cho chế biến xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ tôm càng xanh và nâng cao giá trị sản phẩm.

Mặt khác, con giống tôm càng xanh toàn đực được chọn lựa nghiêm ngặt, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch trước khi xuất bán cho các hộ nuôi nên đảm bảo được điều kiện nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Song song đó, thách thức lớn nhất trong quá trình nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa là sự biến động của yếu tố môi trường, điều kiện chất lượng nước, con giống và kỹ thuật nuôi.

Năm qua, dưới ảnh hưởng của hiệu ứng El – Nino, nắng nóng kéo dài, các nước thượng nguồn xây đập thủy điện trên sông Mekong làm cho lưu lượng nước trên sông Hậu giảm, lượng nước lũ nội đồng giảm dẫn đến nghề nuôi tôm càng xanh gặp nhiều khó khăn. Một trở ngại khác là sự phân đàn khi nuôi chung tôm đực và tôm cái cũng làm cho năng suất nuôi giảm, người nuôi phải thu tỉa tôm trứng và sản lượng thấp chủ yếu cung cấp cho thị trường tiêu thụ nội địa.

Đối với mô hình nuôi tôm theo phương pháp truyền thống, mật độ nuôi từ 8-10 con/m2, năng suất bình quân 800-1.000 kg/ha, người nuôi thu được lợi nhuận từ 30-40 triệu đồng/ha. Đối với mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực sản xuất theo công nghệ Isreal, mật độ nuôi bình quân 7 con/m2, năng suất bình quân 1,2 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 70 triệu đồng/ha. Chi phí đầu tư bình quân từ 110-160 triệu đồng/ha (đối với tôm toàn đực giá thành bình quân 135.000 đồng/kg). Thị trường tiêu thụ tôm càng xanh hiện nay chủ yếu là thị trường nội địa. Tôm càng xanh được thương lái thu gom dưới dạng tôm sống bán cho thị trường trong ngoài thành phố và xuất bán cho các chợ đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2016, các tỉnh lân cận (Kiên Giang, Bạc Liêu) mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh vào thời điểm thu hoạch, giá bán tôm càng xanh dao động từ 170–200 nghìn đồng/kg (giảm 50 nghìn đồng/kg so với cùng kỳ).

Hướng tới, Cần Thơ tiếp tục đề xuất phía tập đoàn Tiran Shipping hợp tác trong việc thực hiện sản xuất con cái giả phục vụ phát triển sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực cung cấp cho ĐBSCL, quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh đến năm 2020 là 60 ha (5 ha nuôi chuyên và 55 ha nuôi luân canh tôm lúa) sản lượng 40 tấn/năm, và diện tích đến năm 2030 là 100 ha (10 ha nuôi chuyên và 90 ha nuôi lân canh tôm lúa) với sản lượng 80 tấn/năm.

Thành phố Cần Thơ phát triển nuôi tôm càng xanh theo quy hoạch, mở rộng diện tích nuôi ở các vùng có nguồn nước cấp, gần các sông, kênh rạch lớn đảm bảo được chất lượng nước cho tôm tăng trưởng. Đầu tư công nghệ sản xuất giống, đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ chế biến tôm càng xanh. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp thoát nước phục vụ nuôi tôm càng xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển nuôi tôm theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Chi cục Thủy sản thành phố Cần Thơ
Đăng ngày 28/04/2017
Nông thôn

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 10:14 25/09/2023

Bình Định: Dự án cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Chiều ngày 15.9.2023, Sở NN & PTNT Bình Định đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức làm việc với Đoàn chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) để hoàn thiện Văn kiện dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”.

Quang cảnh
• 11:49 16/09/2023

Nuôi cá thát cườm thương phẩm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Ngày 08/9, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh tổ chức chuyển giao kỹ thuật nuôi cá thát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm cho 40 hộ nuôi cá nước ngọt trên hồ chứa Định Bình.

Ao nuôi cá
• 10:00 13/09/2023

Hội thảo Phát triển giống và thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản trên biển năm 2023

Ngày 08/9/2023, tại thành phố Nha Trang, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo “Phát triển giống và thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản trên biển năm 2023”.

Hội thảo
• 12:32 12/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 02:30 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 02:30 26/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 02:30 26/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 02:30 26/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 02:30 26/09/2023