TP HCM: Chú trọng đầu tư phát triển mô hình nuôi lươn

Lươn là loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng là địa phương có nhiều người tiêu dùng lựa chọn loại thực phẩm này. Cho nên trong thời gian tới con lươn sẽ là đối tượng nuôi triển vọng được Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư sản xuất.

TP HCM: Chú trọng đầu tư phát triển mô hình nuôi lươn
Nuôi lươn không bùn là mô hình nuôi phổ biến hiện nay với hiệu quả cao. Ảnh minh họa: Internet

Nhằm đánh giá thực trạng và tiềm năng nghề nuôi lươn tại TP.HCM hiện nay, từ đó đề ra định hướng phát triển, chuyển dịch cây trồng – vật nuôi chưa hiệu quả sang nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi,… Ngày 18/7 vừa qua Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP gồm: Trung tâm Khuyến nông, Chi Cục thủy sản,… đã tổ chức “Hội nghị giao lưu các đơn vị sản xuất, kinh doanh lươn trên địa bàn TP”. Qua Hội nghị đã có những đề xuất định hướng, giải pháp phát triển nghề nuôi lươn thương phẩm tại TP trong thời gian tới.

Theo đó, Hội nghị đã nêu ra những khó khăn của nông dân trong quá trình chuyển đổi sang nuôi lươn và chia sẻ kinh nghiệm của những hộ nuôi trước đó. Hiện nay các tài liệu tham khảo về khoa học kỹ thuật nuôi lươn như sách báo, cẩm nang, các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi lươn không nhiều, nên người nuôi chưa nắm chắc kỹ thuật nuôi áp dụng vào thực tế; Số lượng và chất lượng con giống hiện nay không ổn định. Theo Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp TP, hiện TP.HCM có 27 hộ nuôi lươn với 778 bể (tương đương tổng diện tích nuôi 9.336 m2), chủ yếu tập trung tại các hộ nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Củ Chi (xã Tân Phú Trung, An Nhơn Tây và Tân Thông Hội), Hóc Môn, Bình Chánh và Quận 12. Con giống nuôi của các hộ chủ yếu là giống đánh bắt từ tự nhiên có nguồn gốc từ Campuchia - chiếm 95% tương đương với diện tích nuôi 8.856 m2, phần còn lại rất ít được cung cấp từ các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang - chiếm 5% tương đương với diện tích nuôi 480 m2). Về nguồn lươn thịt tại thị trường TP đều do chợ đầu mối Bình Điền làm đầu mối cung ứng chủ lực. Trong đó, lươn thịt nhập chủ yếu từ các tỉnh: Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Tây Ninh chiếm 97%; còn khoảng 3% là lươn thịt có nguồn gốc nuôi tại TP (tương đương khoảng 194,5 tấn/năm). Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ nguồn lươn thịt thương phẩm tại TP.HCM chiếm 40% tương đương 2.304 tấn/năm.

Còn đánh giá chung về tình hình nuôi lươn trên địa bàn huyện Củ Chi, ông Tô Minh Tú - đại diện Phòng Kinh tế huyện cho rằng, nghề nuôi lươn hiện nay chưa mang tính ổn dịnh do nguồn cung lươn giống tự nhiên ngày càng khan hiếm, nên rất khó để phát triển nghề với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của TP và hướng tới mục tiêu xuất khẩu.

Ông Phạm Viết Sơn, Hợp tác xã nông nghiệp - công nghệ xanh Bình Minh chia sẻ, vì phát triển mang tính tự phát nên việc tổ chức sản xuất và xây dụng chuỗi sản phẩm an toàn nuôi lươn chưa được đầu tư, dẫn đến việc tiêu thụ còn phụ thuộc vào thương lái, giá cả không ổn định. Hiện nay các hộ nuôi chưa được hướng dẫn quy trình xử lý nước thải phù hợp, chủ yếu thải trực tiếp ra ao tận dụng nuôi cá hoặc trồng cỏ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường,…

Trước những khó khăn trên, Hội nghị đã thảo luận chia sẻ giải pháp trước mắt cho nghề nuôi lươn là cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi; Khuyến khích tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết hợp tác xã, tổ hợp tác để quản lý tốt vùng nuôi; Triển khai tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi theo công nghệ tiên tiến; Tập trung kiểm tra chất lượng con giống, đảm bảo nguồn giống không bị động (bởi hiện giống lươn chủ yếu nhập từ Campuchia). Đặc biệt, cần tổ chức các mô hình Khuyến nông về nuôi lươn không bùn trong bể xi măng và tập huấn hướng dẫn phương pháp nuôi đạt hiệu quả; Kết nối các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm lươn đến người tiêu dùng và doanh nghiệp chế biến thực phẩm, cung ứng thịt lươn cho thị trường toàn quốc.

Ông Phạm Lâm Chính Văn – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP cho rằng tương lai gần nuôi lươn sẽ trở thành một trong những nghề chủ lực của nông nghiệp TP. Bởi nghề nuôi lươn, người nuôi có thể tận dụng cơ sở vật chất sẵn có như chuồng heo, chuồng bò, diện tích đất trống xung quanh nhà để làm bể nuôi. Đây là mô hình phù hợp để các nông hộ chuyển đổi vật nuôi trong điều kiện các loại gia súc thường xuyên đối mặt với dịch bệnh hoặc thiếu đầu ra ổn định. Để nghề nuôi lươn mang lại hiệu quả cao góp phần nâng cao đời sống nông dân, đảm bảo môi trường an toàn vệ sinh thực phẩm, cần có nguồn lươn giống tốt và nguồn thức ăn công nghiệp phù hợp chuyên cho lươn. Việc xử lý nguồn nước thải nuôi lươn theo hướng tuần hoàn hoặc tái sử dụng sản xuất nông nghiệp,…Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ của các sở, ngành và các đơn vị nghiên cứu của TP để thực hiện những giải pháp này.

Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi lươn cũng kiến nghị cơ quan chuyên ngành cần nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lươn không bùn để tập huấn cho nông dân, hướng tới mô hình nuôi lươn sạch và hiệu quả. Vì hiện nay chưa có tài liệu, quy trình nuôi lươn chuẩn, phần lớn người nuôi đều tự mày mò và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Qua đó, cũng định hướng người nuôi thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn theo hướng chuyên môn hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào quy trình nuôi và xử lý chất thải, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cho nghề nuôi lươn. Góp phần đưa con lươn là đối tượng nuôi triển vọng sẽ được TP.HCM hỗ trợ và đầu tư giúp nông dân chuyển đổi vật nuôi đạt hiệu quả cao.

TTKNTPHCM
Đăng ngày 24/07/2019
Minh Hiếu
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 17:13 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:13 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 17:13 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 17:13 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 17:13 20/12/2024
Some text some message..