Trà Vinh: Giá thức ăn tăng mạnh, người nuôi cá lóc lỗ thê thảm

Hàng trăm hộ chuyên nghề nuôi cá lóc ở tỉnh Trà Vinh đang bị thua lỗ nặng do giá thức ăn thủy sản tăng cao.

cá lóc
Hàng trăm hộ chuyên nghề nuôi cá lóc ở tỉnh Trà Vinh đang bị thua lỗ nặng. Ảnh: TT Fishing

Hàng trăm hộ chuyên nghề nuôi cá lóc ở tỉnh Trà Vinh đang bị thua lỗ nặng do giá thức ăn thủy sản tăng cao, trong khi đầu ra và giá cá lóc thương phẩm được thương lái thu mua hạn chế và chỉ ở mức 30.000 đồng/kg.

Lần đầu tiên người nuôi cá lóc ở Trà Vinh bị thua lỗ thê thảm vì giá cá lóc thương phẩm giảm mạnh hiện chỉ còn 25.000 đồng/kg, nhưng vẫn không có thương lái chịu mua.

Bình quân người nuôi cá lóc hiện tại bị lỗ từ 5.000 – 6.000 đồng/kg và phải tự thu hoạch dần đem bán tại các chợ truyền thống trong tỉnh. Ông Nguyễn Văn Nhứt, hộ chuyên nuôi cá lóc ở xã Đại An, huyện Trà Cú cho biết, từ tháng 6/2021 cho đến nay, giá thức ăn dành cho cá không ngừng tăng từ 3.000 – 5.000 đồng/kg so với trước đó.

Trong khi đó, để nuôi cá lóc đạt trọng lượng 01 kg/con, người nuôi phải bỏ ra chi phí khoảng 30.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay từ 30.000 – 32.000 đồng/kg, người nuôi chịu thua lỗ khoảng 5.000 đồng/kg cá thương phẩm do giá thức ăn tăng cao và chi phí về tỉ lệ hao hụt cá giống trong quá trình nuôi.

Ông Nguyễn Văn Nhứt cho biết thêm, không chỉ thua lỗ người cá lóc hiện còn gặp khó khăn về đầu ra tại thị trường trong tỉnh. Hiện tại, các thương lái thu mua cá lóc thương phẩm đều thu mua hạn chế về số lượng.

Khi cá lóc đạt trọng lượng 0,8 – 1,2 kg/con người nuôi không bán được tập trung trong một thời gian ngắn, phải neo cá trong ao, tốn thêm chi phí thức ăn, nhưng mức tăng trọng của cá đạt rất thấp ở giai đoạn này.

Ông Nguyễn Văn Quốc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, tính đến đầu tháng 5/2022, toàn tỉnh Trà Vinh có 665 lượt hộ thả nuôi cá lóc trên diện tích 119 ha mặt nước ao, với hơn 46 triệu con giống, sản lượng thu hoạch ước đạt khoảng hơn 25.000 tấn cá.

Theo ông Nguyễn Văn Quốc, nghề nuôi cá lóc trong tỉnh trong nhiều năm đã qua luôn gặp khó về thị trường đầu ra và giá cá không ổn định. Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương khuyến cáo nông dân nuôi các lóc nên chọn phương cách thả con giống luân canh để giảm thu hoạch tập trung, hạn chế được tình trạng cung vượt cầu bị rớt giá.

Nông dân cần có sẵn ao nuôi cá dư phòng khi thu hoạch chọn cá chưa đạt kích cỡ nuôi tiếp để bán được giá./.

TTXVN
Đăng ngày 11/05/2022
Phúc Sơn
Nông thôn

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 01:44 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:44 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 01:44 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 01:44 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 01:44 06/12/2024
Some text some message..