Trà Vinh: Khấm khá nhờ nuôi ếch sinh sản

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân ở tỉnh Trà Vinh đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình. Mô hình tận dụng đất quanh nhà để nuôi ếch sinh sản của anh Nguyễn Minh Nhựt là một mô hình như thế!

Trà Vinh: Khấm khá nhờ nuôi ếch sinh sản
Mô hình nuôi ếch sinh sản của anh Nguyễn Minh Nhựt

Đến ấp Ô Chích, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh hỏi thăm thì ai cũng biết anh Nguyễn Minh Nhựt bởi anh là người đầu tiên ở đây nuôi ếch sinh sản. Lúc trước gia đình anh có vài công đất giồng cát quanh nhà trồng các loại cây màu, thu nhập cũng khá. Năm 2014 sau khi tốt nghiệp khoa Nông Nghiệp Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh, trong một chuyến đi thăm bạn bè ở Đồng Tháp, Tiền Giang, anh Nhựt thấy mô hình nuôi ếch sinh sản, nuôi ếch thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao lại không tốn nhiều diện tích đất, vốn đầu tư không nhiều. Với kiến thức có được sau những năm học ở trường, anh quyết định tận dụng đất quanh nhà bố trí lồng nuôi và mua hơn 100 con ếnh giống Thái Lan về nuôi thử nghiệm.

Do chưa có kinh nghiệm về thời điểm ếch sinh sản nên anh phải bán Ếếch thương phẩm. Qua thất bại lần đầu, anh rút kinh nghiệm đầu tư lại lồng nuôi. Anh làm các lồng nuôi bằng lưới, đặt ở dưới các ao chung quanh nhà. Mỗi lồng có chiều cao 1 mét, diện tích khoảng 30 m2. Dưới mỗi lồng, anh lót bạt, phía trên phủ lưới mùng để chống thất thoát vật nuôi. Thức ăn của ếnh là thức ăn công nghiệp.

Trong quá trình nuôi, gia đình anh tuyển chọn ra một số con ếch khỏe để làm con giống. Ếch sinh sản mỗi năm sinh sản 2 lần: vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Ếch bố mẹ sau khi nuôi từ 10 đến 12 tháng sẽ bắt đầu phối giống. Khi ếch chuẩn bị phối giống phải phân cặp, sau khi phối giống khoảng 6 đến 8 giờ thì ếch sẽ đẻ trứng. Khi đẻ trứng xong bắt ếch bố mẹ ra nuôi nhốt riêng. Trứng ếch sau 24 giờ sẽ nở, bình quân 10 cặp ếch giống sẽ nở khoảng 10.000 con ếch con và tỉ lệ sống đến khi xuất bán trên 80%. Trong 4 năm qua gia đình anh bán được trên 600 nghìn con ếch giống với giá 1.500 đồng/con, trên 35 tấn ếch thương phẩm với giá 27.000 đồng/kg và trên 300 cặp ếch giống bố mẹ với giá 200.000 đồng/cặp. Như vậy gia đình thu vào hơn 500 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Ngoài ra, gia đình còn có nguồn thu mỗi năm hơn 3 tấn cá trê, cá phi, cá tai tượng… nuôi dưới ao tận dụng nguồn phụ phế phẩm của ếch. Hiện nay gia đình anh có trên 1000 cặp ếch giống bố mẹ, trên 8.000 con ếch thương phẩm. Cứ 4 tháng, gia đình anh thu hoạch một lần, trọng lượng khoảng 4 con/kg.

Theo anh Nhựt, để nuôi ếch đạt lợi nhuận cao cần chú ý bảo đảm nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, phải thường xuyên thay nước. Ếch thích nơi yên tĩnh, ít người qua lại, sợ rắn, chim, chuột…

Ngoài thu nhập cho gia đình, anh Nhựt còn hỗ trợ cho 10 hộ nông dân nghèo ở địa phương con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh… tới cuối vụ nuôi mới thu hồi vốn. Anh cũng hướng dẫn kỹ thuật nuôi và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho những gia đình đó.

Đây là một mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm ở nông thôn.

Đài TT _ TH Trà Vinh
Đăng ngày 25/06/2019
Nguyễn Tân
Nuôi trồng

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 10:48 01/11/2024

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 11:12 31/10/2024

Nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa

Nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa là một xu hướng ngày càng phổ biến ở nhiều vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt khi giá tôm có thể tăng vào thời điểm nguồn cung thấp. Tuy nhiên, mùa mưa cũng mang đến nhiều yếu tố bất lợi, như sự biến đổi lớn về thời tiết, chất lượng nước, và nguy cơ mắc bệnh cao hơn cho tôm.

Tôm thẻ
• 10:40 30/10/2024

Tôm chết vì lột dính chân, dính đuôi

Khi tôm không thể lột vỏ hoàn toàn, không chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến số lượng tôm trong ao mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của đàn. Bài viết này sẽ làm rõ nguyên nhân, ảnh hưởng, và giải pháp cho tình trạng tôm chết vì lột dính chân, dính đuôi.

Vỏ tôm
• 10:18 29/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 20:18 03/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 20:18 03/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 20:18 03/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 20:18 03/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 20:18 03/11/2024
Some text some message..