Trà Vinh: Nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi - mô hình đầy triển vọng

Hiện nay, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường là vấn đề được người nuôi thủy sản rất quan tâm, đặc biệt là nuôi tôm sú bán công nghiệp, công nghiệp...

ao tôm
Nông dân tham quan mô hình nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi

Hiện nay, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường là vấn đề được người nuôi thủy sản rất quan tâm, đặc biệt là nuôi tôm sú bán công nghiệp, công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra như bệnh gan tụy cấp, bệnh đốm trắng,... đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế người nuôi. Mô hình “Nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi” tìm ra giải pháp hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm và góp phần xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng bền vững.

Bằng nguồn kinh phí từ dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Trà Vinh (AMD Trà Vinh), vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Trà Vinh kết hợp cùng Dự án AMD tổ chức buổi hội thảo, đánh giá hiệu quả của mô hình. Mô hình thực hiện với qui mô 1,5 ha cho 05 hộ, được triển khai trên địa bàn xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang và xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải. Mức hỗ trợ 100% con giống tôm sú và cá rô phi, 30% thức ăn, 100% kinh phí tập huấn, hội thảo, tổng kết và quản lý mô hình.

Tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Văn Trinh - hộ tham gia mô hình chia sẻ một số khâu kỹ thuật thực hiện trong mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi như sau:

Cải tạo ao: Ao nuôi xả bỏ nước, cào bùn (lầy) phơi ao trong 30 ngày, tiến hành bón vôi đáy ao với liều lượng 10kg/100m2, sau đó tiếp tục phơi đáy ao trong 3 ngày.

Rào lưới trong thời gian ao còn phơi để lưới không bị trống chân, cá ra bên ngoài lưới. Diện tích vèo lưới chiếm 10% diện tích ao (18mx17mx2m), kích thước mắc lưới: sử dụng lưới có kích thước 2 - 2,5 cm sau cho chất thải dễ gom vào khu vực giữa ao. Nên sử dụng loại lưới PA để tránh bị đóng rong trong quá trình nuôi.

Tiến hành cấp nước vào ao qua túi lọc, cấp nước đạt 1,4m, tiến hành lắp quạt và chạy quạt liên tục trong 3 ngày và chiều tối ngày thứ 3 tạt Chlorine liều lượng 30kg/1.000 m3 hoặc TCCA 15kg/1.000m3.

Sau 5 ngày sử dụng Chlorine tiếp tục dùng EDTA với liều 3kg/1.000 m3, đến ngày thứ 6 gây màu nước bằng vôi Dolomit với liều lượng 10kg/1000 m3 và mật đường 5kg/1.000m3. Đối với những ao khó gây màu có bổ sung thêm bột cá, cám gạo và men bánh mì.

Ngày thứ 10 tạt vi sinh cho ao nuôi. Từ ngày 12-14 kiểm tra lại các chỉ tiêu môi trường nước ao và điểu chỉnh các yếu tố môi trường ao nuôi nằm trong khoảng thích hợp. Các yếu tố môi trường: pH 7,8 – 8; kiềm 120 mg/l; độ trong 30-40cm; độ mặn 10 – 120/00; ngày thứ 12 thả cá giống; ngày thứ 15 tiến hành thả tôm giống.

Chọn giống tôm: Giống tốt đạt chất lượng theo tiêu chuẩn ngành, có kiểm tra PCR (gồm các bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng,…), Post 15, có kích cỡ đồng đều, giống khỏe mạnh.

Ông Trần Tùng Lâm ở ấp Bà Nhì, xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải cho biết: Gia đình ông tham gia thực hiện mô hình nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi với diện tích 0,6ha. Sau 05 tháng triển khai, lợi nhuận ước đạt trên 495 triệu đồng, cao hơn so với lợi nhuận sản xuất đại trà 50 triệu đồng. Sở dĩ mô hình mang lại lợi nhuận cao là do áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên giảm chi phí, kích cỡ tôm đồng đều, năng suất ổn định.

Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá, mô hình nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi tạo môi trường ao nuôi ổn định, màu nước ít thay đổi, pH ổn định, các khí độc không vượt quá ngưỡng cho phép, giảm sự phát triển của Vibrio trong nước, từ đó hạn chế dịch bệnh trong ao nuôi tôm, giảm chi phí sản xuất vì hạn chế  sử dụng thuốc, chế phẩm sinh học. Mô hình thực hiện thành công đã làm tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế góp phần năng cao mức sống cho người sản xuất. Mô hình cần được nhân rộng vào trong sản xuất đại trà trong thời gian tới.

Khuyến Nông Việt Nam, 07/11/2016
Đăng ngày 08/11/2016
Lưu Văn Phúc - Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Trà Vinh
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Nuôi tôm kích cỡ lớn - giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở nước ta có những bước tiến vượt bậc. Điển hình là chất lượng và năng suất tôm không ngừng được nâng cao, đặc biệt là trong nuôi tôm cỡ lớn, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận trong thời điểm giá tôm biến động mạnh.

Tôm thẻ
• 10:28 15/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 16:55 24/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 16:55 24/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 16:55 24/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 16:55 24/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 16:55 24/09/2023