Trang trại này từ lâu đã trở thành địa điểm quen thuộc cho những người đam mê cá sấu đến tham quan, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
Ông Cao Văn Tuấn cũng là người đầu tiên đưa cá sấu từ miền Nam ra Bắc nuôi, nghiên cứu và phát triển thành công đàn cá sấu ở miền Bắc.
Theo ông Tuấn, bộ phận giá trị nhất của cá sấu là bộ da, sau khi thuộc có thể tạo ra nhiều sản phẩm gó giá trị cao.
Cá sấu nuôi lấy da thường có tuổi đời từ 1,5-2 năm, đây là giai đoạn bộ da đạt chất lượng tốt nhất.
Bể nuôi cá sấu được thiết kế đảm bảo cá lên bờ, xuống nước không bị trầy xước da.
Kỹ thuật nuôi cá sấu đơn giản, nhưng phải thường xuyên thay nước bể, cho ăn đúng giờ...
Dịch COVID–19 bùng phát những tháng đầu năm đã ảnh hưởng tiêu cực đến đàn cá sấu của trang trại. Cao điểm, trang trại của ông Tuấn sở hữu hơn 3.000 con cá sấu thuần chủng, nhưng hiện chỉ còn hơn 1.000 con.
Mặc dù đã cắt giảm toàn bộ nhân công và hạn chế tối đa các chi phí, trang trại vẫn gặp khó khăn trong việc duy trì. Tiền điện, tiền nước, thức ăn cho cá sấu và mọi hoạt động trong trang trại vẫn phải duy trì, nhưng đầu ra sản phẩm khó tiếp cận.
Con cá sấu trong trang trại của ông Tuấn xác lập kỷ lục mới-"cá sấu Xiêm nuôi lớn nhất” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác lập. Con cá sấu này hiện dài 4,1m, ngang 70 cm và đạt trọng lượng trên 400 kg.